Nêu các trường hợp bắt, giam, giữ người?
Nêu các trường hợp bắt, giam, giữ người?
Trả lời (1)
-
Các trường hợp bắt, giam, giữ người:
- Trường hợp 1: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam. (Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội)
- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
- Khi có căn cứ người đó đang chuẩn bị tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đó đã thực hiện tội phạm.
- Trên người hoặc chỗ ở có dấu vết tội phạm.
- Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
- Bị can: Người bị khởi tố hình sự theo quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra hoặc của Viện kiểm sát.
- Bị cáo: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
- Người phạm tội quả tang: Là người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt (không được đánh đập) để giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất.
- Người đang bị truy nã: Người bị khởi tố hình sự nhưng đã bỏ trốn hoặc không biết ở đâu (Bị can). Công dân có quyền và nghĩa vụ tố giác hoặc bắt người đang bị truy nã.
- Truy nã còn được áp dụng với một trong các đối tượng sau: (1) Bị cáo; (2) Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất; (3) Người bị kết án phạt tù; (4) Người bị kết án tử hình; (5) Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án nhưng đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
bởi thu hảo 06/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
A. Tính quy phạm phổ biến
B. Tính quyền lực bắt buộc chung
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
15/03/2023 | 3 Trả lời