Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lý 12 Bài 30 Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc, giúp các em có thể hiểu bài nhanh hơn và phương pháp học tốt hơn.
-
Bài tập 1 trang 136 SGK Địa lý 12
Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
-
Bài tập 2 trang 136 SGK Địa lý 12
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu vận tải năm 2004:
(Đơn vị: %)
Dựa vào bảng số liệu cơ cấu vận tải trang 136 SGK, phân tích bảng số liệu trên, nhận xét về cơ cấu vận tải hành khách và cơ cấu vận chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải ở nước ta.
-
Bài tập 3 trang 136 SGK Địa lý 12
Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta.
-
Bài tập 1 trang 94 SBT Địa lí 12
Tuyến đường bộ có ý nghĩa quan trọng, nối 6/7 vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của nước ta là
A. quốc lộ 5. B. quốc lộ 6.
C. quốc lộ 1. D. quốc lộ 2.
-
Bài tập 2 trang 94 SBT Địa lí 12
Tuyến đường bộ có ý nghĩa quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của dải đất phía tây đất nước là
A. quốc lộ 1.
B. quốc lộ 14.
C. đường Hồ Chí Minh.
D. quốc lộ 15.
-
Bài tập 3 trang 94 SBT Địa lí 12
Trong những năm gần đây mạng lưới đường bộ nước ta đã được mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu nhất là do
A. huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.
B. nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn.
C. điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ.
D. dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
-
Bài tập 4 trang 94 SBT Địa lí 12
Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là
A. Hà Nội-Hải Phòng.
B. đường sắt Thống Nhất.
C. Hà Nội-Thái Nguyên.
D. Hà Nội-Lào Cai.
-
Bài tập 5 trang 94 SBT Địa lí 12
Ngành vận tải đường sông của nước ta
A. chưa thực sự phát triển so với tiềm năng.
B. đã phát triển vượt bậc.
C. mới được ra đời trong những năm gần đây.
D. mới chỉ được khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Bài tập 6 trang 95 SBT Địa lí 12
Ý nào sau đây đúng khi nói về ngành vận tải đường biển của nước ta?
A. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển.
B. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng tây-đông.
C. Có nhiều cảng biển và cụm cảng quan trọng.
D. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có cảng biển nước sâu.
-
Bài tập 7 trang 95 SBT Địa lí 12
Ngành hàng không nước ta có bước phát triển rất nhanh chủ yếu nhờ
A. huy động được các nguồn vốn lớn cả trong và ngoài nước.
B. có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.
C. có đội ngũ lao động trình độ khoa học kĩ thuật cao.
D. mở rộng thành phần kinh tế tham gia khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.
-
Bài tập 8 trang 95 SBT Địa lí 12
Đường ống của nước ta hiện nay
A. chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng.
B. đã vận chuyển khí từ thềm lục địa vào đất liền.
C. chỉ vận chuyển các loại xăng dầu thành phẩm.
D. chưa gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
-
Bài tập 9 trang 95 SBT Địa lí 12
Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành thông tin liên lạc là
A. truyền tin tức một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
B. thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương trong nước.
C. phát triển văn hóa, kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa.
D. nâng cao dân trí, đảm bảo an ninh quốc phòng.
-
Bài tập 10 trang 95 SBT Địa lí 12
Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay là do
A. đời sống nhân dân đang ngày càng được ổn định.
B. kinh tế-xã hội đang phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng.
C. sự mở cửa, hội nhập và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường.
D. nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa.
-
Bài tập 11 trang 96 SBT Địa lí 12
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường biển quan trọng nhất của nước ta là
A. Hải Phòng-Cửa Lò.
B. Hải Phòng-Đà Nẵng.
C. TP. Hồ Chí Minh- Hải Phòng.
D. TP. Hồ Chí Minh-Quy Nhơn.
-
Bài tập 12 trang 96 SBT Địa lí 12
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, sân bay nào sau đây không phải là sân bay quốc tế (2007)?
A. Cát Bi. B. Đà Nẵng.
C. Tân Sơn Nhất. D. Pleiku.
-
Bài tập 13 trang 96 SBT Địa lí 12
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2013 (Đơn vị:%)
Loại hình
Khối lượng vận chuyển
Khối lượng luân chuyển
Đường sắt
0,6
1,7
Đường bộ
75,7
20,9
Đường sông
17,9
17,6
Đường biển
5.8
59,5
Đường hàng không
0,0
0,3
Tổng
100
100
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải của nước ta năm 2013.
b) Giải thích:
- Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lại lớn nhất?
- Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lại lớn nhất?
-
Bài tập 14 trang 97 SBT Địa lí 12
Nhân tố nào đã giúp Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước?
-
Bài tập 15 trang 97 SBT Địa lí 12
Cho biết đặc điểm, hiện trạng, hạn chế và hướng phát triển của ngành bưu chính nước ta.
-
Bài tập 1 trang 53 Tập bản đồ Địa Lí 12
Điền vào lược đồ Giao thông tên của một vài tuyến quốc lộ, sân bay quốc tế và cảng sau đây:
- Quốc lộ: 1,2,5,6,9,14,20 (ghi số đường vào các ô trống trên lược đồ)
- Sân bay quốc tế: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nắng.
- Cảng: Hải Phòng, Cái Lân, Cửa Lò, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Sài Gòn, Cần Thơ.
-
Bài tập 2 trang 53 Tập bản đồ Địa Lí 12
Dựa vào kiến thức đã học và bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu vận tải hàng hóa phân theo ngành vận tải của nước ta năm 2008 (%)
Tổng số Chia ra Đường sắt Đường ô tô Đường sông Đường biển Đường không Vận chuyển 100,0 1,3 69,8 20,4 8,48 0,02 Luân chuyển 100,0 2,4 16,2 14,4 66,8 0,2 * Nhận xét về cơ cấu vận tải hàng hóa của nước ta năm 2008:
* Giải thích vì sao ngành vận tải đường biển lại chiếm tới ¾ khối lượng hàng hóa luân chuyển của cả nước:
-
Bài tập 3 trang 54 Tập bản đồ Địa Lí 12
Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ kết hợp giữa đường và cột thể hiện tình hình phát triển mạng lưới điện thoại của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2005.
Số thuê bao điện thoại của nước ta
Năm Số thuê bao điện thoại (nghìn thuê bao) Số thuê bao bình quân trên 100 dân Tổng số Chia ra Cố định Đi động 1995 758.6 746.5 12.1 1,1 2000 3.286.3 2.503.7 782.6 4,2 2004 10.296.5 5.481.1 4.815.1 12,6 2005 15.845.0 7.126.9 8.718.1 19,1 -
Bài tập 4 trang 54 Tập bản đồ Địa Lí 12
Từ bảng số liệu ở trên, hãy nhận xét về tốc độ tăng trưởng số thuê bao điện thoại nói chung và số thuê bao cố định, di động nói riêng:
- Tính tốc độ tăng trưởng và điền vào bảng dưới:
Tốc độ tăng trưởng các loại thuê bao di điện thoại (%)
Năm Tổng số Cố định Di động 1995 100 100 100 2000 2004 2005 - Nhận xét: