YOMEDIA
NONE
  • Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến được đưa ra trong phần đọc hiểu: Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. (3.0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Các em có thể tham khảo 2 dàn ý chi tiết sau:
      • Dàn ý 1:
        • Giải thích
          • Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI.
          • Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống... để đi vào một thế kỉ mới.
        • Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người?
          • Vì con người là động lực phát triển của lịch sử. Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.
        • Phê phán những con người chưa có tinh thần chuẩn bị hành trang… không làm được việc, thành gánh nặng…
          • Phê phán những người chưa chuẩn bị hành trang chu đáo -> Khó có thể thành công.
          • Trong mọi thời đại thì hành trang là vấn đề luôn cần thiết.
        • Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới:
          • Hành trang tri thức: Tích cực học tập tiếp thu tri thức.
          • Hành trang phẩm chất: Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực.
          • Hành trang kĩ năng, ngoại ngữ, thể chất…
          • Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu. Thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
      • Dàn ý 2:
        • Mở bài:
          • Giới thiệu qua về tác phẩm, tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài viết là khi nào?
          • “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của tác giả Vũ Khoan là một bài viết hay sâu sắc đó là việc phải đổi mới cách suy nghĩ, những tính xấu của người Việt Nam để có thể đáp ứng kịp sự thay đổi của khoa học công nghệ trong thế kỷ mới.
          • Bài viết này được đăng lần đầu trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và đã được in thành sách do nhà xuất bản Trẻ TP.HCM xuất bản năm 2002.
        • Thân bài:
          • Phân tích luận điểm để thấy rõ sự hợp lý của bài viết từ chỗ “Tết năm thói quen tốt cho mỗi người dân…càng nổi trội” trong luận điểm này tác giả muốn nhấn mạnh sự quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cho thế kỷ mới.
          • Bối cảnh của nền kinh tế nước ta, mục tiêu mà chúng ta mong muốn đạt được “Cần chuẩn bị… điểm yếu của nó”
          • Phân tích những cái được và cái chưa được trong đức tính của người dân nước ta “cái mạnh của con….đố kỵ nhau”
          • Tác giả đã chuyển đổi ngôn ngữ, chuyển tiếp linh hoạt, để phân tích những luận điểm của mình một cách rõ ràng, thấu tình đạt lý.
          • Trong mỗi câu văn của mình tác giả đều phân tích rất chi tiết những cái mạnh và cái yếu của người dân Việt Nam. Tác giả đã chỉ rõ cho chúng ta thấy điều chúng ta đã làm được và điều chúng ta còn chưa có, yếu kém thì cần sửa chữa hoặc khắc phục.
          • Tác giả cũng chỉ rõ và so sánh một số đặc tính của người nước Nhật với người nước ta. Người dân nước Nhật cũng rất nổi tiếng bởi tính cần cù, chịu khó, nhưng lại thận trọng trong khâu chuẩn bị, không hấp tấp làm gì họ cũng tính toán chi li từ đầu.
          • Phân tích những ưu điểm, nhược điểm trong những thói quen nhỏ nhặt của người dân Việt Nam chúng có quan hệ như thế nào với sự phát triển đất nước?
          • Trong phần kết của bài viết tác giả Vũ Khoan chỉ rõ “muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta nên cương quyết thay đổi để bắt kịp thời đại.
        • Kết bài
          • Bài viết này đã nói thẳng lên một vấn đề vô cùng tế nhị, “nhạy cảm” của người dân chúng ta.
          • Bằng ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu, tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy rõ những cái cần khắc phục, để xây dựng tập quán Việt Nam.
          • Qua đó chúng ta sẽ có đủ kinh nghiệm, trí tuệ để bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa trong kỉ nguyên mới.
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 90109

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON