-
Câu hỏi:
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit A và pentapeptit B đều mạch hở bằng dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn sản phẩm thu được (m + 5,71) gam hỗn hợp muối khan của Gly và Val. Đốt muối sinh ra bằng O2 vừa đủ được 1,232 lít (đktc) N2 và 22,38 gam hỗn hợp CO2 và H2O. % về khối lượng của B trong hỗn hợp X
Gọi số mol Gly-K(C2H4O2NK) và Val-K(C5H10O2NK) là x và y mol
Khi đốt cháy : nN(muối) = x + y = 2nN2 = 0,11 mol
=> nN(muối) = nK = 2nK2CO3
=> nK2CO3 = 0,055 mol
Mặt khác ta thấy số H gấp đôi số C trong muối hữu cơ
=> nC = ½ nH => nCO2 + nK2CO3 = nH2O .
Có mCO2 + mH2O = 22,38g
=> nCO2 = 0,345 mol ; nH2O = 0,4 mol
Ta có : nC = 2x + 5y = nK2CO3 + nCO2 = 0,4 mol
=> x = 0,05 mol ; y = 0,06 mol
=> m + 5,71 = 0,05.113 + 0,06.155
=> m = 9,24g
Giả sử trong X có : m mol A ( a nhóm Val ; (4-a) nhóm Gly)
n mol B (b nhóm Val ; (5-b) nhóm Gly)
=> nN = 4m + 5n = 2nN2 = 0,11 mol (*)
Khi phản ứng thủy phân :
+/ tetrapeptit + 4KOH -> muối + H2O
+/ Pentapeptit + 5KOH -> muối + H2O
=>Bảo toàn khối lượng : mmuối – mpeptit = mKOH – mH2O
=> 5,71= 4.56m – 18m + 5.56n – 18n (**)
Từ (*) và (**) => m = 0,015 mol ; n = 0,01 mol
Có nVal = mx + ny = 0,06 mol
=> a = 2 ; b = 3 hoặc a = 4 ; b = 0
B là (Gly)2(Val)3
=> %mB(X) = 46,43%
YOMEDIA
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC VỀ PEPTIT – PROTEIN
- Hỗn hợp E gồm hexapeptit X mạch hở, được tạo nên các α-aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin
- Cho m gam hỗn hợp A gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T
- Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh
- X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY >MZ.
- Đipeptit X có công thức : H2NCH2CO-NHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là :
- Đun nóng H2N-CH2-CH2-COOH có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp các dipeptit khác nhau
- Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm dipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z đều mạch hở
- Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T.
- Protein phản ứng màu biure Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho màu tím đặc trưng.
- Hỗn hợp X gồm valin (có công thức C4H8NH2COOH)) và đipeptit Glyxylalanin.