-
Trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khám phá sông Hương với một cuộc hành trình. Ở thượng nguồn: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.” và khi về đến thành phố Huế: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long (...) sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu (...). Đấy là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế (...) sông Hương đã trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.198 và tr.199,200)
Phân tích hình ảnh sông Hương qua các chi tiết trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau của dòng sông trong cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học.
- Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả...
- Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
- Yêu cầu cụ thể
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận).
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của dòng sông Hương thông qua các chi tiết.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
- Phân tích những chi tiết miêu tả sông Hương ở thượng nguồn và khi về thành phố Huế
- Sông Hương ở thượng nguồn
- Vị trí chi tiết: Vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn xuất hiện ở đầu bài kí.
- Phân tích chi tiết:
- Là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu bí ẩn: Vẻ đẹp hùng vĩ với sức sống mãnh liệt, sự hoang dã đầy ấn tượng.
- Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng: Vẻ đẹp lãng mạn, dịu dàng, rực rỡ, ấm áp.
- → Một sông Hương mạnh mẽ, tự nhiên, giàu sức quyến rũ. Nhà văn đã cho người đọc được khám phá phần đời bí ẩn mà ít người biết tới về Hương giang - nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó”.
- Sông Hương khi về đến Huế
- Vị trí chi tiết: Nằm ở phần giữa đoạn trích, miêu tả hình ảnh sông Hương gắn liền với không gian văn hóa Huế.
- Phân tích chi tiết:
- Từ đây, như đã tìm đúng đường về, Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long: Sông Hương không còn băn khoăn, trăn trở mà vui tươi hẳn lên khi nhìn thấy những dấu hiệu của thành phố, giống như cô gái sau một hành trình gian truân và đầy vất vả đã tìm được bến đỗ của đời mình. Dòng sông trở nên gần gũi vô cùng, thân thương vô cùng.
- Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu: Không chỉ miêu tả dáng điệu mềm mại, trữ tình của dòng sông mà còn cho thấy tính cách dịu dàng, kín đáo của người con gái Huế.
- Điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế: Điệu chảy lững lờ, cơ hồ như không chảy tạo nên nét đặc trưng thần thái của Hương giang.
- Sông Hương đã trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya: Gợi nhắc đến một nét sinh hoạt văn hóa đã trở thành niềm tự hào của xứ Huế, đó là những đêm trình diễn âm nhạc cổ điển. Dưới góc nhìn này, sông Hương đã trở thành một dòng văn hóa, sông Hương mang vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc, trí tuệ, giàu tính nghệ thuật.
- → Sông Hương trở thành sinh thể có tâm hồn - một cô gái đẹp duyên dáng, trữ tình. Một sự lột xác khi gặp người tình nhân tri kỉ trong cuộc tìm kiếm có ý thức. Hương giang thực sự là mình khi nằm giữa thành phố Huế. Sự thay đổi của sông Hương không chỉ do cấu trúc địa hình mà còn là sự lắng đọng, kết tụ những giá trị văn hóa Huế. Hình ảnh sông Hương là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn xứ Huế.
- Sông Hương ở thượng nguồn
- Đánh giá chung
- Nhà văn đã chọn những chi tiết tiêu biểu, đắt giá để miêu tả vẻ đẹp khác nhau của sông Hương:
- Ở thượng nguồn: Khám phá phần đời bí mật, hoang dại ít ai biết đến về sông Hương.
- Về thành phố Huế: Khám phá vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông; góp phần khẳng định sông Hương là nơi khai sinh và cũng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất kinh kì.
- Vẻ đẹp khác nhau của sông Hương bắt nguồn từ cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn đã khám phá sông Hương bằng một quan niệm thẩm mỹ, một tư duy thẩm mỹ, một mỹ cảm riêng (văn phong trong cách tiếp cận và biểu hiện của nhà văn ).
- Ngôn từ giàu hình ảnh, nhạc tính.
- Câu văn dài, sinh động với những vế đối, động từ mạnh, tính từ cặp đôi.
- Khả năng quan sát tinh tế, sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
- Các chi tiết nghệ thuật thể hiện ý thức lao động công phu nghiêm túc, tinh thần say mê, vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, địa lý cùng tài năng viết kí bậc thầy của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Thể hiện chất tài hoa, uyên bác cùng tình yêu tha thiết, mãnh liệt với quê hương xứ sở của nhà văn.
- Nhà văn đã chọn những chi tiết tiêu biểu, đắt giá để miêu tả vẻ đẹp khác nhau của sông Hương:
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận .
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
- Lưu ý:
- Học sinh có thể trình bày theo bố cục khác nhưng vẫn đảm bảo tính logic thì giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm một cách hợp lí.
- Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, có cảm xúc.
- Yêu cầu chung
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời
- Theo tác giả, tên tuổi của cây sồi Tenere được cả thế giới biết đến khi nào
- Câu văn sau có ý nghĩa gì: “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình”.
- Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh
- Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị
- Phần 2. Làm văn (7 điểm)
- Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu ra trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu
- Phân tích hình ảnh sông Hương qua các chi tiết trên