-
Câu hỏi:
Cho đường tròn tâm O bán kính a và điểm J có JO = 2a. Các đường thẳng JM, JN theo thứ tự là các tiếp tuyến tại M, tại N của đường tròn (O). Gọi K là trực tâm của tam giác JMN, H là giao điểm của MN với JO.
a) Chứng minh rằng: H là trung điểm của OK.
b) Chứng minh rằng: K thuộc đường tròn tâm O bán kính a.
c) JO là tiếp tuyến của đường tròn tâm M bán kính r. Tính r.
d) Tìm tập hợp điểm I sao cho từ điểm I kẻ được hai tiếp tuyến với đường tròn (O) và hai tiếp tuyến đó vuông góc với nhau.
Lời giải tham khảo:
a) Ta có: \(OM\bot JM\) (JM là tiếp tuyến của (O))
\(NK\bot JM\) (K là trực tâm của \(\Delta JMN\))
\( \Rightarrow \) OM // NK
Chứng minh tương tự được ON // MK
\( \Rightarrow \) OMKN là hình bình hành
Hình bình hành OMKN có hai đường chéo OK và MN cắt nhau tại H
\( \Rightarrow \) H là trung điểm của OK.
b) Hình bình hành OMKN có OM = ON = a nên là hình thoi
\( \Rightarrow \) OM = MK \( \Rightarrow \Delta OMK\) cân tại M
\(\Delta OMJ\) vuông tại M, có:
\(\cos \widehat {MOJ} = \frac{{OM}}{{OJ}} = \frac{a}{{2a}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \widehat {MOJ} = {60^0}\)
\( \Rightarrow \Delta OMK\) là tam giác đều
\( \Rightarrow OK = OM = a \Rightarrow K \in \left( {O;a} \right)\)
c) \(\Delta OMH\) vuông tại H
\( \Rightarrow MH = OM.\sin \widehat {MOH} = a.\sin {60^0} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) hay \(r = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
d)
Giả sử IA, IB là các tiếp tuyến của (O) với A, B là các tiếp điểm
* Phần thuận:
Tứ giác IAOB có \(\widehat {AIB} = \widehat {IAO} = \widehat {IBO} = {90^0}\) nên là hình chữ nhật
Lại có OA = OB = a \( \Rightarrow\) IAOB là hình vuông
\( \Rightarrow OI = OA.\sqrt 2 = a\sqrt 2 \Rightarrow I \in \left( {O;a\sqrt 2 } \right)\)
* Phần đảo:
Lấy điểm \(I \in \left( {O;a\sqrt 2 } \right)\) thì \(IO = a\sqrt 2 \)
\(\Delta OAI\) vuông tại A \( \Rightarrow IA = \sqrt {O{I^2} - O{A^2}} = \sqrt {{{\left( {a\sqrt 2 } \right)}^2} - {a^2}} = \sqrt {{a^2}} = a\)
Tương tự tính được IB = a
\( \Rightarrow \) IA = IB = OA = OB = a
\( \Rightarrow \) Tứ giác IAOB là hình thoi
\(\Rightarrow \widehat {AIB} = {90^0}\)
* Kết luận: Tập hợp điểm I cần tìm là đường tròn \(\left( {O;a\sqrt 2 } \right)\).
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Cho biểu thức: \(P = \left( {\frac{{x - 4}}{{x - 3\sqrt x + 2}} + 1} \right):\frac{1}{{2x - 3\sqrt x + 1}}\)&nbs
- Cho hai đường thẳng (d1): \(y = mx + m\) và (d2): \(y = - \frac{1}{m}x + \frac{1}{m}\) (với m là tham số, \(m \ne 0\)).
- Gọi \(x_1, x_2\) là hai nghiệm của phương trình: \({x^2} + (2 - m)x - 1 - m = 0\) (m là tham số).
- a) Giải phương trình: \(\sqrt {4x + 8072} + \sqrt {9x + 18162} = 5\).
- Cho đường tròn tâm O bán kính a và điểm J có JO = 2a.
- Cho x, y, z là ba số thực không âm thỏa mãn: \(12x + 10y + 15z \le 60\).