YOMEDIA
NONE
  • “…Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm

    rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào

    những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài

    chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng…”

    “…Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng

    vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa

    hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả…”

    (Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông?)

    Anh, chị hãy cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua đoạn trích trên, từ đó chỉ ra đặc điểm của cái tôi tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường? (5 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua trích đoạn trên, từ đó chỉ ra đặc điểm của cái tôi tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường?
    • Yêu cầu chung
      •  Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính lien kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản.
    • Yêu cầu cụ thể
      • Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận và xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
      • Khái quát:
        • “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về dòng sông trữ tĩnh, thơ mộng của Huế với vẻ đẹp đặc trưng, riêng biệt của con sông duy nhất chảy qua lòng thành phố- sông Hương. Tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường huy động vốn tri thức, vốn ngôn ngữ phong phú, kết hợp giữa trữ tình và chính luận, trí tuệ và cảm xúc, cảm hứng lịch sử và chiều sâu văn hóa, khả năng liên tưởng và ngôn từ trong sáng, đẹp đẽ.
      • Cảm nhận hai đoạn văn:
        • Đoạn văn 1: Đoạn văn viết về sông Hương ở thượng nguồn là khám phá độc đáo, mới mẻ của tác giả với vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại”:
          • Bản trường ca của rừng già.
          • Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn.
          • Mãnh liệt qua những ghềnh thác.
          • Cuộn xoáy như cơn lốc.
          • "Dịu dàng và say đắm”
        •  Đây là kết quả từ trí tưởng tượng tài hoa của tác giả. Cảnh sông Hương ở thượng nguồn được khắc họa với những hình ảnh ấn tượng, thể hiện năng lực quan sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ.
        • Đoạn văn 2: Miêu tả sông Hương ở ngoại vi thành phố, một mặt vẫn còn đọng dư vị của rừng già Trường Sơn, mặt khác đã dần tìm lại dòng chảy êm ả của mình, gắn với những địa danh quen thuộc của Huế: núi Ngọc Trản, Vọng Cảnh, Thiên Thai,...
          • Vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn.
          • Vượt qua một lòng vực sâu.
          • Sắc nước trở nên xanh thẳm.
          • Dòng sông mềm như tấm lụa.
          • Sắc nước biến đổi: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
        • ⇒ Tác giả sử dụng lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa, sử dụng phép nhân hóa khi miêu tả dòng chảy sông Hương vùng ngoại vi với cách đặc tả màu nước đặc trưng phản quang hai bên bờ và thay đổi trong ngày.
        • Đánh giá: Cả hai đoạn văn đều tập trung thể hiện cái nhìn mới mẻ của nhà văn về sông Hương. Không chỉ là dòng sông của những giá trị văn hóa, truyền thống lâu đời, không chỉ gắn với vẻ êm đềm, thơ mộng, sông Hương cũng gần gũi bình dị như bao dòng sông khác, cũng ghềnh thác, dữ dội nơi thượng nguồn. Từ đó đưa người đọc tìm về những dòng sông của riêng mình, gợi tình cảm nước non.
      • Nhận xét cái tôi tác giả:
        • Cái tôi: Là nét riêng của mỗi người. Trong văn chương, “cái tôi” là phong cách riêng của nhà văn.
        • Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích:
          • Cái tôi say đắm với cảnh sắc thiên nhiên, gắn bó với quê hương, xứ sở.
          • Cái tôi uyên bác gắn với cái nhìn mang tính khám phá, phát hiện vẻ đẹp của sông Hương, vẻ đẹp của quê hương đất nước.
          • Cái tôi tinh tế, tài hoa, thể hiện lối hành văn hướng nội, sâu lắng, giàu xúc cảm về thiên nhiên đất nước.
      • Kết luận: Đánh giá khái quát vấn đề.
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 61739

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON