YOMEDIA
NONE
  • Cảm nhận của em về tình đồng chí, đồng đội của người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. (5,0 điểm) 

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn cảm nhận về tác phẩm văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; cảm xúc chân thực; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
    • Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
      • Mở bài:
        • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
        • Khái quát và nêu ấn tượng về tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong bài thơ. 
      • Thân bài:
        • Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết vào đầu năm1948, khi đó Chính Hữu là chính trị viên đại đội, đã từng cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bă Bắc và ông cũng là người được sống trong tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
        • Phân tích, chứng minh: Trình bày những cảm nhận về tình đồng đội, đồng chí theo những ý cơ bản sau:
          • Cơ sở hình thành tình đồng chí:
            • Cùng chung cảnh ngộ, nguồn gốc xuất thân: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá.
            • Chung mục đích, lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
            • Thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
            • Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ: Đồng chí! (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc…)
          • Biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí:
            • Những người lính cảm thông, chia sẻ tâm tư, nỗi lòng nhau: nhớ quê hương, ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm thì phải hiểu ngược lại; giọng điệu, hình ảnh của ca dao (giếng nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
            • Họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm…(Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi/ Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày).
            • Tình yêu thương của đồng chí đã truyền hơi ấm tiếp thêm sức mạnh vượt qua bao gian lao, bệnh tật...(Thương nhau tay nắm lấy bàn tay).
          • Vẻ đẹp của tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc:
            • Cảnh phục kích quân thù trong đêm khuya rét buốt, thời tiết khắc nghiệt; người lính kề sát bên nhau, tình đồng chí sưởi ấm họ....
            • Cách biểu hiện thật độc đáo: (Đầu súng trăng treo), hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa,...
            • Đoạn thơ nói riêng, khổ cuối nói chung tạo nên bức tượng đài cao đẹp về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
        • Đánh giá:
          • Nghệ thuật thể hiện: 
            • Thể thơ: Tự do.
            • Ngôn ngữ: giản dị, hàm súc.
            • Hình ảnh chọn lọc, chân thực, giàu ý nghĩa.
            • Kết hợp bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn.
            • Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa,ẩn dụ…
          • → Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ là tình cảm có cơ sở vững chắc, đẹp đẽ, cao quý của những người lính cụ Hồ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
      • Kết bài:
        • Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
        • Liên hệ với bản thân và thế hệ trẻ ngày nay.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 118298

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF