-
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr 156)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh/chị liên hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau để nhận xét quan niệm về thời gian của hai tác giả.
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi.
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiêng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 21-22)
(5,0 điểm)
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Cảm nhận đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh và liên hệ với đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu để nhận xét về điểm tương đồng, khác biệt trong tư tưởng và cám xúc thơ của hai tác giá.
- Đảm bão cấu trúc bài nghị luận
- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
- Xác định đúng vấn để nghị luận
- Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ ở bài Sóng; liên hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ ở bài thơ Vội vàng; nhận xét quan niệm về thời gian của hai tác giả.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
- Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng
- Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ ở bài Sóng
- Trăn trơ, lo âu, dự cảm trước sự chảy trôi của thời gian, của cuộc đời. Nhân vật trữ tình đã nhận thức được rằng: cả thời gian (cuộc đời), không gian (biển cả) vẫn là hữu hạn so với khát vọng sống và khát vọng yêu của con người.
- Lo âu mà không vô vọng. Xuân Quỳnh đã lấy độ dài của thời gian, chiều rộng của không gian để đo niềm tin về tình yêu, hạnh phúc.
- Khát vọng sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu, bất từ hóa tình yêu.
- Lấy sóng để biểu đạt tâm trạng của nhân vật trữ tình; thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu; ngôn ngữ thơ bình dị như một lời bộc bạch; sử dụng hiệu quả những phép tu từ ẩn dụ, đối lặp... Đoạn thơ thể hiện rõ nét phong cách thơ của Xuân Quỳnh: chân thành mà đằm thắm.
- Liên hệ với đoạn thơ trong bài Vội vàng
- Tâm trạng tiếc nuối khi nhận thức được nghịch lí về sự hữu hạn của tuổi trẻ và đời người so với sự vô hạn của thời gian và đất trời.
- Trân trọng, nâng niu từng giây phút của đời người, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Thúc giục mọi người biết sống hết mình để tận hưởng mùa xuân cuộc đời.
- Nhận xét quan niệm về thời gian của hai tác giả.
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện cảm nhận của các tác giả về thời gian tuyến tính và nhận thức được sự hữu hạn của đời người, đặc biệt là của tuổi trẻ trước sự vô thủy vô chung của thời gian. Nhạy cảm trước sự chảy trôi của thời gian, dự cảm về những mất mát, chia lìa, để rồi phấp phỏng, lo âu, băn khoăn, nuối tiếc. Khao khát vượt qua giới hạn nhỏ hẹp để thỏa mãn tình yêu rộng lớn. Hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc và triết lí.
- Khác biệt: Cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ trước sự chảy trôi của thời gian. Xuân Diệu lo sợ đời người hữu hạn, tuổi trẻ ngắn ngủi không đủ thời gian để tận hưởng thanh sắc của cuộc sống nên nhà thơ chọn cách sống gấp gáp, vội vàng. Xuân Quỳnh lo âu không đủ thời gian để dành cho khao khát tình yêu lứa đôi mãnh liệt nên nữ sĩ chọn cách nâng niu, chắt chiu hạnh phúc đời thường, tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở nên bất tử.
- Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chính tả, ngữ pháp
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- Sáng tạo
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
- Đảm bão cấu trúc bài nghị luận
- Cảm nhận đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh và liên hệ với đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu để nhận xét về điểm tương đồng, khác biệt trong tư tưởng và cám xúc thơ của hai tác giá.
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Đọc đoạn trích Suối nguồn
- Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích.
- Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo?
- Nêu tác dụng của biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn trích.
- Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người?
- Trình bày suy nghĩ về hậu quá của lối sống ăn bám?
- Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ