YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG 2019 môn Ngữ văn lần 1 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

120 phút 7 câu 109 lượt thi
ADSENSE

Câu hỏi Tự luận (7 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 56003

    Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích:

    Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.

    Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.

    Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.

    (Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ. TP HCM. 2017, tr.1174)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

  • Câu 2: Mã câu hỏi: 56004

    Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Xem đáp án
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 56007

    Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo?

    Xem đáp án
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 56009

    Nêu tác dụng của biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn trích.

    Xem đáp án
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 56011

    Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người? Vì sao?

    Xem đáp án
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 56012

    Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

    (2,0 điểm)

    Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám.

    Xem đáp án
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 56015

    Cuộc đời tuy dài thế

    Năm tháng vẫn đi qua

    Như biển kia dẫu rộng

    Mây vẫn bay về xa

    Làm sao được tan ra

    Thành trăm con sóng nhỏ

    Giữa biển lớn tình yêu

    Để ngàn năm còn vỗ

    (Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr 156)

    Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh/chị liên hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau để nhận xét quan niệm về thời gian của hai tác giả.

    Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

    Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

    Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.

    Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

    Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

    Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi.

    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

    Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

    Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...

    Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

    Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

    Chim rộn ràng bỗng đứt tiêng reo thi,

    Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

    Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

    Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

    (Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 21-22)

    (5,0 điểm)

    Xem đáp án
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF