YOMEDIA
NONE
  • Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

    “… Cuộc đời tuy dài thế

    Năm tháng vẫn đi qua

    Như biển kia dẫu rộng

    Mây vẫn bay về xa

     

    Làm sao được tan ra

    Thành trăm con sóng nhỏ

    Giữa biển lớn tình yêu

    Để ngàn năm còn vỗ”.

     (Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 156)

    Cảm nhận của Anh/Chị về hai khổ thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy (Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 43) để thấy sự gặp gỡ và khác biệt trong khát vọng hi sinh dâng hiến của con người.

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài nêu được vấn đề; phần thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; phần kết bài kết luận được vấn đề
    • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hai khổ thơ; chỉ ra sự gặp gỡ và khác biệt trong khát vọng hi sinh dâng hiến của con người.
    • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hai khổ thơ; chỉ ra sự gặp gỡ và khác biệt trong khát vọng hi sinh dâng hiến của con người.
      • Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo được các ý chính sau đây:
        • Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng, vị trí và cảm hứng trữ tình nổi bật của hai khổ thơ và vấn đề cần nghị luận.
        • Cảm nhận về hai khổ thơ:
      • Về nội dung:
        • Khổ 1: Nhận thức về sự hữu hạn của đời người
          • Tương phản về thời gian: cuộc đời (hữu hạn) - năm tháng (vô hạn)
          • Tương phản về không gian: Biển (đã rộng, vô hạn); Mây vẫn bay qua biển (về xa) → cũng là hữu hạn → chỉ có không gian vũ trụ mới là vô hạn.
          • ⇒ Lo âu, trăn trở về sự hữu hạn của đời người, sự mong manh, nhỏ bé của cuộc đời, của kiếp người, của hạnh phúc.
        • Khổ 2: Thể hiện được khát khao, mong muốn mãnh liệt, chân thành, thiết tha vô cùng của mình trong tình yêu: “Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng…
          • → Khao khát được hi sinh, được dâng hiến. “Tan ra” không phải để biến mất trong hư vô mà là để hòa nhập với vĩnh hằng, tồn tại với vĩnh hằng, được yêu hết mình, được sống hết mình, hi sinh tận độ, tận hiến cho tình yêu.
          • → Tình yêu lớn đến mức có thể tan hòa vào không gian mênh mông của biển lớn, cùng với biển lớn, cùng với không gian ấy, người phụ nữ trong Xuân Quỳnh đã vĩnh viễn hóa, muốn hoá thân thành tình yêu muôn thuở.
      • ⇒ Hai khổ thơ bộc lộ một cái tôi trữ tình, cái tôi của người phụ nữ luôn khát khao tình yêu, khát khao được hi sinh, dâng hiến, vĩnh viễn hóa, bất tử hóa. Đó là một tình yêu vừa lớn lao, cao thượng nhưng cũng rất khát khao trong hạnh phúc đời thường, rất vị tha, nhân hậu.
      • Về nghệ thuật:
        • Thể thơ 5 chữ vừa gọn ghẽ, vừa miên man...
        • Cách nói: nhượng bộ – tăng tiến (tuy, dẫu – vẫn) → Làm tăng tính chất suy tư (nỗi suy tư, day dứt lớn).
        • Biện pháp tu từ Ẩn dụ, Hoán dụ: Ngàn năm...
      • Liên hệ với bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu để thấy sự gặp gỡ và khác biệt trong khát vọng hi sinh dâng hiến của con người.
        • Giới thiệu bài thơ Từ ấy.
        • Bài thơ gồm 3 khổ diễn tả mạch cảm xúc trào dâng mãnh liệt cùng những đổi thay tích cực của con người trong nhận thức, lẽ sống từ khi bắt gặp lí tưởng của Đảng…
        • Từ sự thay đổi nhận thức dẫn đến hành động đúng đắn: Cái tôi của người chiến sĩ cộng sản tự nguyện hòa nhập, gắn kết bản thân với cộng đồng à Con người có sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, có được vị trí mới trong gia đình các dân tộc Việt Nam. Các đại từ quan hệ: Con, em, anh diễn tả mối quan hệ ruột thịt tình thâm, vì nó con người sẵn sàng hi sinh cả tính mạng: “ Tôi đã là con của vạn nhà/ Là em của vạn kiếp phôi pha/ Là anh của vạn đầu em nhỏ”.
        • ⇒ Như vậy, Từ ấy diễn tả hành trình nhận thức, hòa nhập, dâng hiến của cái tôi cá nhân trong cuộc đời chung rộng lớn để làm nên sự bất tử trường tồn.
      • Điểm gặp gỡ và khác biệt:
        • Điểm gặp gỡ:
          • Hai khổ thơ cuối của bài thơ Sóng có sự gặp gỡ và khác biệt với bài thơ Từ ấy. Trước hết, cả hai bài thơ cùng tập trung thể hiện khát vọng hi sinh, dâng hiến, hòa nhập cái tôi cá nhân nhỏ bé của mình vào cái chung rộng lớn để làm nên sự trường tồn. Sau nữa khát vọng ấy là hoàn toàn tự nguyện…
        • Điểm khác biệt:
          • Cùng viết về ước vọng hi sinh nhưng bản chất không có sự đồng nhất; sự khác biệt trong cội nguồn thôi thúc hi sinh; sự khác biệt trong nghệ thuật:
          • Ở hai khổ cuối bài thơ Sóng diễn tả khao khát hi sinh và dâng hiến của người con gái để bất tử hóa tình yêu trước cuộc đời: “Để ngàn năm còn vỗ”. Vì người con gái trong bài thơ Sóng nhận thấy sự vô thủy vô chung của thời gian, sự vô cùng vô tận của không gian và sự hữu hạn của đời người… Bài thơ Sóng sử dụng thể ngũ ngôn, với những câu thơ ngắn, ngắt nhịp không theo dòng, ý thơ tràn lời, ngôn ngữ dung dị, tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày.
          • Ở bài thơ Từ ấy là sự hi sinh của cái tôi người trí thức tiểu tư sản muốn cống hiến cuộc đời riêng cho lí tưởng Cách mạng… Lí tưởng cộng sản đã soi đường, chỉ lối làm bừng sáng trong tâm hồn con người những nhận thức lớn, lẽ sống lớn, niềm vui lớn, để từ đó thôi thúc hành động. Bài thơ Từ ấy sử dụng thể thất ngôn trường thiên mang âm hưởng trang trọng của Đường thi, mang giọng điệu thủ thỉ, tâm tình và rất đậm chất Huế.
      • Đánh giá chung:
        • Sở dĩ có sự gặp gỡ, bởi cả hai nhà thơ đều còn rất trẻ, đều được giác ngộ một thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, bởi đây là hai tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Thời đại ấy, đòi hỏi con người sự hi sinh dâng hiến và hòa nhập.
        • Sở dĩ có sự khác biệt, bởi mỗi tác phẩm viết về những đề tài riêng biệt. Sóng viết về đề tài tình yêu, Từ ấy lại ngợi ca lí tưởng của Đảng, về sự đổi thay của con người Cách mạng. Nhưng sự khác biệt rõ nhất thuộc về dấu ấn phong cách tác giả…
    • Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
    • Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.

     

    ADSENSE

Mã câu hỏi: 58173

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF