Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 58159
Phần 1: Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản:
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ, đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.
(Phong cách sống của người đời - Nhà báo Trường Giang. www.chungta.com)
Thực hiện các yêu cầu sau:
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 58163
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Xem đáp án -
Câu 3: Mã câu hỏi: 58166
Theo tác giả, vì sao lãng phí thời gian là mất tuyệt đối? (0,5 điểm)
Xem đáp án -
Câu 4: Mã câu hỏi: 58167
Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay?(1,0 điểm)
Xem đáp án -
Câu 5: Mã câu hỏi: 58170
Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước? Vì sao?(1,0 điểm)
Xem đáp án -
Câu 6: Mã câu hỏi: 58173
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
“… Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”.
(Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 156)
Cảm nhận của Anh/Chị về hai khổ thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy (Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 43) để thấy sự gặp gỡ và khác biệt trong khát vọng hi sinh dâng hiến của con người.
Xem đáp án