Dạng bài tập này thường xuất hiện trong đề thi Quốc gia từ 1 đến 2 câu: thường thì tính số A T G X của gen khi xuất hiện đột biến, hoặc là tìm số liên kết hydro, chiều dài gen,…
Tuy nhiên để giải được dạng bài tập này thì phương pháp rất dễ:
- Nắm rõ kiến thức về đột biến gen: nguyên nhân đột biến, loại đột biến và đặc điểm của mỗi loại đột biến gen.
- Áp dụng những kĩ năng trong cách giải bài tập về phần gen, ADN vào trong dạng bài tập này.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chào tất cả các em! Hôm nay chúng ta sẽ đi tiếp nội dung của chuyên đề 3: Biến dị. Nội dung hôm nay của chúng ta thầy sẽ hướng dẫn các em giải các dạng bài tập cơ bản nhất của đột biến gen. Vậy đột biến gen sẽ có những dạng bài tập nào bây giờ thầy sẽ hướng dẫn từng dạng một và cho một số ví dụ cụ thể.
1. Dạng đột biến gen thường gặp: Mất, thêm,...nu
Gọi N là tổng số nu của gen trước đột biến.
Gọi N' là tổng số nu của gen sau đột biến.
Gọi H là số liên kết H2 của gen trước đột biến.
Gọi H' là số liên kết H2 của gen sau đột biến.
Gọi L là chiều dài gen trước đột biến.
Gọi L' là chiều dài gen sau đột biến.
* Nếu đột biến mất x cặp nu:
+ Số nu gen: N' = N - x
+ Chiều dài: L' < L
* Nếu đột biến thêm x cặp:
+ Số nu gen: N' = N + x
+ Chiều dài: L' > L
* Nếu đột biến thay thế cặp nu:
+ Số nu gen: Giả sử thay x cặp A - T bằng y cặp G - X
N' = N - x + y
+ Chiều dài:
- Thay x cặp này = x cặp khác → L' = L
- Thay x cặp này = y cặp khác: \(\left\{\begin{matrix} x>y\Rightarrow L'<L \\ x<y\Rightarrow L'>L \end{matrix}\right.\)
* Nếu đột biến đảo vị trí cặp nu:
+ N = N'
+ H = H'
+ L' = L
Ví dụ: Một gen có chiều dài 4080A0, có A = 30%. Gen này bị đột biến mất 2 cặp A - T
a) Xác định số nu từng loại của gen sau đột biến?
b) Số liên kết H2 của gen sau đột biến thay đổi như thế nào?
c) Tính chiều dài gen sau đột biến?
Giải:
a) Ta có: N = 2400
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} A = 30\%.2400 = 720 = T \\ G=20 \%.2400=480 = X \end{matrix}\right.\)
Vì gen đột biến mất 2 cặp A - T
⇒ Số nu từng loại gen sau đột biến:
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} A=720 -2=718=T \\ G=X=480 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\)
b) H' = H - 2.2 = (2A + 3G) - 4 = 2876
c) Chiều dài gen sau đột biến:
L' = L - 2.3,4 A0 = 4080 - 6,8 = 4073,2 A0
2. Cho biết sự thay đổi số liên kết H2 → Xác định dạng đột biến (Mất, thay thế,...)
Ví dụ: Một gen có 75 chu kỳ xoắn, có hiệu số giữa nu loại X và 1 loại nu khác chiếm 20%. Gen bị đột biến, sau đột biến số liên kết H2 tăng 1 liên kết. Biết đột biến không liên quan quá 3 cặp nu. Xác định dạng đột biến và số nu từng loại gen sau đột biến?
Giải:
Ta có: N = 75.20 = 1500
\(\left\{\begin{matrix} \%X-\%A=20\% \\ \%X + \%A=50\% \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \%X =35\%=\%G \\ \%A =15\%=\%T \end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} A=15\%.1500=225=T \\ G=35\%.1500=525=X \end{matrix}\right.\) (trước đột biến)
Vì sau đột biến số liên kết H2 tăng 1
- TH1: Thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} A_{DB}=T_{DB}=255-1=224 \\ G_{DB}-X_{DB}=525 +1 =526 \end{matrix}\right.\)
- TH2: Thay 1 cặp G - X bằng 2 cặp A - T
\(\left\{\begin{matrix} A_{DB}=T_{DB}=225+2=227 \\ G_{DB}=X_{DB}=525-1=524 \end{matrix}\right.\)
3. Cho biết sự thay đổi số lượng, tỉ lệ nu; chiều dài gen, cấu trúc protein,...
Ví dụ: Gen có 3000 nu trong đó tỉ lệ %A = 15%. Gen bị đột biến nhưng chiều dài không thay đổi. Xác định dạng đột biến và số nu mỗi loại của gen đột biến. Biết sau đột biến tỉ lệ A/G = 43,27%.
Giải:
Ta có: N = 3000
\(\left\{\begin{matrix} A = 15\%.3000 = 450 = T \ \ \\ G = 35\%.3000 = 1050 = X \end{matrix}\right.\) (trước đột biến)
Ta có: A/G = 450/1050 = 0,4286
\(\frac{A_{DB}}{G_{DB}}=43,27 \ \%=0,4327\)
Ta có: \(\frac{A_{DB}}{G_{DB}}= \frac{450+x}{1050 -x}=0,4327\)
⇒ x = 3 ⇒ Đột biến thay 3 cặp G - X = 3 cặp A - T
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} A_{DB}=T_{DB}=450+3=453 \ \ \ \ \\ G_{DB}=X_{DB}=1050 - 3=1047 \end{matrix}\right.\)