Biến dị là một trong những phần liên quan đến phân tử và tế bào. Và nội dung bài giảng này sẽ giúp các em nắm được những kiến thức về:
- Khái niệm về gen, cấu trúc của gen.
- Khái niệm mã di truyền, đặc điểm chung của mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.
-
Video trong Playlist
-
Nội dung
-
Bài 3: Phương pháp giải bài tập đột biến gen
Dạng bài tập này thường xuất hiện trong đề thi Quốc gia từ 1 đến 2 câu: thường thì tính số A T G X của gen khi xuất hiện đột biến, hoặc là tìm số liên kết hydro, chiều dài gen,… Tuy nhiên để giải được dạng bài tập này thì phương pháp rất dễ: Nắm rõ kiến thức về đột biến gen: nguyên nhân đột biến, loại đột biến và đặc điểm của mỗi loại đột biến gen. Áp dụng những kĩ năng trong cách giải bài tập về phần gen, ADN vào trong dạng bài tập này.00:37:11 848
-
Bài 6: Phương pháp giải bài tập đột biến NST
Với dạng bài tập này thường xuất hiện khoảng 2 - 3 câu trong 1 đề, tuy nhiên bài ra thường thì dễ và chủ yếu là tập trung vào kĩ năng xác định được loại đột biến NST: 1. Bài tập đột biến cấu trúc Lưu ý: xác định dạng đột biến để suy ra hậu quả. 2. Bài tập đột biến số lượng 2.1. Đột biến lệch bội Lưu ý: Khái niệm thể không, thê một, thể một kép... 2.2. Đột biến đa bội Lưu ý: - Cách viết sơ đồ lai và viết giao tử lưỡng bội của các cơ thể lai. - Tập trung vào các tỷ lệ: 11 : 1; 35 : 1; 18 : 8 : 8 : 1. Đôi khi cũng gặp 1 vài bài toán di truyền mang đột biến đa bội lẻ: Ví dụ: AAa thì sinh ra giao tử như thế nào? Chúng ta chỉ cần dùng sơ đồ tam giác: Viết tên 3 đỉnh và 3 cạnh của tam giác là ta sẽ có tỉ lệ các giao tử sinh ra bởi AAA: 1/6 AA : 2/6 Aa : 2/6 A : 1/6 a01:20:52 1539
Biến dị là một trong những chuyên đề liên quan đến phân tử và tế bào. Gồm có 6 nội dung bài học, trong chuyên đề này thì các em sẽ được hiểu hơn về:
- Đột biến gen
- Đột biến nhiễm sắc thể
Bên cạnh đó các em sẽ được hướng dẫn giải những dạng bài tập liên quan đến đột biến với nhiều phương pháp giải bài tập thật hay và thử sức với đề thi online cuối chuyên đề Biến dị này.