YOMEDIA

Peptit hay và khó môn Hóa ôn thi THPT QG có lời giải chi tiết

Tải về
 
NONE

"Chuyên đề Peptit hay và khó môn Hóa học ôn thi THPT QG có lời giải chi tiết" hệ thống lại kiến thức trọng tâm về Peptit - Protein. Tài liệu gồm lí thuyết cần nắm và các dạng toán cơ bản như  xác định loại Peptit dựa vào phân tử khối, Thủy phân không hoàn toàn Peptit, Đốt cháy Peptit, Thủy phân Peptit trong môi trường Axit...

ATNETWORK
YOMEDIA

CHUYÊN ĐỀ PEPTIT HAY VÀ KHÓ ÔN THI THPT QG

 

Dạng 1: Xác định loại Peptit dựa vào phân tử khối

Dạng 2: Thủy phân không hoàn toàn Peptit

Ví dụ 4: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 30 gam Gly; 21,12 gam Gly-Gly và 15,12 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là

  A. 66,24.  B. 59,04.  C. 66,06.  D. 66,44.

Ví dụ 5: Thủy phân một tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m 

  A. 29,006.    B. 38,675.    C. 34,375.   D. 29,925.

Ví dụ 6: Tripeptit M và tetrapeptit Q được tạo ra từ một amino axit X mạch hở (amino axit chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2). Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ số mol 1:1) thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là :  

  A. 4,1945 gam.  B. 8,389 gam.  C. 12,58 gam.  D. 25,167 gam.

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ nội dung của Chuyên đề Peptit hay và khó môn Hóa học ôn thi THPT QG có lời giải chi tiết nhé!

Dạng 3: Đốt cháy Peptit

Ví dụ 2: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 120.  B. 60.  C. 30.  D. 45.

Ví dụ 3: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1: 3 cần dùng 22,176 lít oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 2,464 lít (đktc). Khối lượng X đem dùng là: 

  A. 3,3 gam   B. 3,28 gam   C. 4,24 gam   D. 14,48 gam

Dạng 4: Thủy phân Peptit trong môi trường Axit

Ví dụ 1: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:

  A. 37,50 gam  B. 41,82 gam  C. 38,45 gam  D. 40,42 gam

Ví dụ 3: Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :    

  A. 7,09 gam.  B. 16,30 gam.   C. 8,15 gam  D. 7,82 gam

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung của Chuyên đề Peptit hay và khó môn Hóa học ôn thi THPT QG có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung tài liệu các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính. Hy vọng tài liệu này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--

 

 

 

 

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON