YOMEDIA

20 câu hỏi trắc nghiệm Kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm có video hướng dẫn giải

Tải về
 
NONE

20 câu hỏi trắc nghiệm Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm của Thầy Hồ Sĩ Thạnh khắc sâu kiến thức về tính chất vật lí - hóa học, phương pháp điều chế trong công nghiệp, cấu tạo mạng tinh thể, nước cứng, chất lưỡng tính, phèn chua, nhận biết dung dịch, CO2 tác dụng với dung dịch kiềm...

ADSENSE
YOMEDIA

20 CÂU TRẮC NGHIỆM KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM

CÓ VIDEO HƯỚNG DẪN GIẢI

Để đạt hiệu quả tốt nhất, các em hãy thi thi online trước khi xem video hướng dẫn giải nhé!

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.

B.Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.

C.Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước .

D.Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Câu 2:

Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp 

A.điện phân dung dịch NaCl. không có màng ngăn điện cực 

B.điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực 

C.điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực .

D.điện phân NaCl nóng chảy

Câu 3:

Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 ,H2 qua dung dịch NaOH . Khí bị hấp thụ là 

A.H2                                  B.CO2                          C.N2                            D.O2

Câu 4:

Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

X1 + H2O →   (đp có màng ngăn) X2 + X3↑  + H2

X2 + X4   →   BaCO3↓ + K2CO3 + H2O

Hai chất X2, X4 lần lượt là :

A.KOH, Ba(HCO3)2                                         

B.NaOH, Ba(HCO3)2

C.KHCO3, Ba(OH)2                                         

D.NaHCO3, Ba(OH)2

Câu 5:

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3,Na2SO4 , Ba(OH)2 , NaHSO4. Số trường hợp phản ứng xảy ra là

A.3.                                   B.2.                             C.1.                             D.4.

Câu 6:

Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mạng tính thể lập phương tâm khối là:

A.Na, K ,Ca , Ba               B.Li, Na, K, Rb          C.Li, Na, K, Mg          D.Na, K ,Ca,Be

Câu 7:

Cho 3 dung dịch A,B,C thỏa mãn:

A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện ;

B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện ;

A tác dụng với C thì có khí thoát ra.

A , B, C lần lượt là

A. Al2(SO4)3 , BaCl2, Na2SO4                             B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3

C. NaSO4, BaCl2, Na2CO3                                   D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2

Câu 8:

Một loại nước cứng khí đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây? 

A.Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)                                B.Mg(HCO3)2, CaCl2

C.CaSO4, MgCl2                                                   D.Ca(HCO3)2, MgCl2

Câu 9:

Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3  (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là

A.4.                                   B.1.                             C.3.                             D.2.

Câu 10:

Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3  (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là

A.4.                                   B.1.                             C.3.                             D.2.

Câu 11:

Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước . Công thức hóa học của phèn chua là

A.Li2SO­4.Al2(SO4)3.24H2O.

B.K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C.(NH4)2SO4.Al­2(SO4)3.24H2O

D.Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 12:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.

(7) Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A.3.                                   B.4.                             C.6.                             D.5.

Câu 13:

Có các lọ hóa chất mất nhãn trong mỗi lọ đưng một trong các dung dịch sau: FeCl2, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được: 

A.2 dung dịch                                                     B.3 dung dịch         

C.4 dung dịch                                                      D.5 dung dịch

Câu 14:

Để thu được Al2O3  từ hỗn hợp Al2O3  và Fe2O3, người ta lần lượt:

A.dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).

B.dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).

C.dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.

D.dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2  (dư), rồi nung nóng.

Câu 15:

Hòa tan hoàn toàn 24 g hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2, MCO3 ( M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đkc) và dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan duy nhất có nộng độ 39,41% . Kim loại M là:

A.Mg                               B.Cu                             C. Zn                             D.Ca

Câu 16:

Cho 115,3 g hỗn hợp 2 muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí CO2(đkc) , chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi ,thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đkc). Khối lượng của Z là

A.92,1g                        

B.80,9g                         

C.84,5g                         

D.88,5g

Câu 17:

Hấp thu hoàn toàn 4,48 lít khí CO­2 (ở đkc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,25M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị m là  

A.19,70.

B.17,73.

C.9,85.

D.11,82.

 

Câu 18:

Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9g X vào nước,thu được 1,12 lít khí H2 ( đkc) và dung dịch Y , trong đó có 20,52g Ba(OH)2 . Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đkc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A.23,64                              

B.15,76                        

C.21,92                    

D.39,4

Câu 19:

Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.

+ Cho phần 1 vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) thu được 6,16 lít khí H2 (đktc)

+ Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 3,92 lít khí H2 (đktc).

Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:

A.3,9; 4,05; 5,6.

B.7,8; 5,4; 11,2.

C.3,9; 5,4; 5,6.

D.5,85 ; 5,4; 5,6 .

Câu 20:

Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa . Giá trị của z, t lần lượt là:

A.0,020 và 0,012 

B.0,020 và 0,120

C.0,012 và 0,096

D.0,120 và 0,020

 

ĐÁP ÁN 10 CÂU TRẮC NGHIỆM KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM

1.A

2.C

3.B

4.A

5.D

6.B

7.A

8.A

9.B

10.D

11.B

12.B

13.C

14.D

15.A

16.B

17.A

18.B

19.A

20.B

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung của tài liệu 20 Câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm Hóa 12 Có video hướng dẫn giải. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo: 20 câu trắc nghiệm Crom Sắt Đồng và kim loại khác có video hướng dẫn giải

Hy vọng tài liệu này giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF