Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 353830
Tìm giá trị của m để x = 4 thỏa mãn hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l}5x - 10y = 50\\mx + 10y = 6\end{array} \right.\)
- A. m = 7
- B. m = 8
- C. m = 9
- D. m = 10
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 353831
Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{2x}}{3} - \dfrac{{5y}}{3} = 1\\4x - 10y = 6\end{array} \right.\)
- A. Vô nghiệm
- B. Vô số nghiệm
- C. (1;2)
- D. (-3;2)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 353832
Gọi (a;b) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + y\sqrt 3 = 0\\x\sqrt 3 + 2y = 2\end{array} \right.\).Tính a2 + b
- A. 6
- B. 8
- C. 10
- D. 12
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 353833
Số nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{x}{2} - \dfrac{y}{3} = 1\\3x - 2y = 6\end{array} \right.\)
- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. Vô số nghiệm
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 353834
Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 5y = 1\\6x - 15y = 4\end{array} \right.\) có bao nhiêu nghiệm?
- A. 0
- B. 1
- C. 2
- D. Vô số
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 353835
Hai anh An và Đông cùng nhau lát gạch sàn phòng truyền thống của trường trong 7 giờ 12 phút thì xong. Nếu từ đầu, anh An chỉ làm trong 4 giờ, anh Đông làm tiếp trong 3 giờ nữa thì chỉ lát được 50 % diện tích sàn. Hỏi nếu chỉ làm một mình thì mỗi anh lát xong sàn truyền thống trong thời gian bao lâu?
-
A.
Anh An: 11h
Anh Đông: 19h -
B.
Anh An: 19h
Anh Đông: 11h -
C.
Anh An: 18h
Anh Đông: 12h -
D.
Anh An: 12h
Anh Đông: 18h
-
A.
Anh An: 11h
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 353836
Một hình chữ nhật có chu vi 110 m. Biết rằng hai lần chiều dài hơn ba lần chiều rộng là 10 m. Tính diện tích hình chữ nhật.
- A. 700m2
- B. 600m2
- C. 500m2
- D. 800m2
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 353837
Bạn Linh đợi mẹ ở cổng trường. Khi gặp mẹ, Linh sực nhớ đến để quên cuốn sách Tài liệu Dạy – Học Toán 9 tập 2 ở trên lớp nên di chuyển từ cổng trường vào lớp trên quãng đường dài 60m, lấy sách rồi quay trở ra cổng trường gặp mẹ. Biết tốc độ khi đi vào nhanh hơn tốc độ khi ra là 0,5 m/giây và thời gian lúc chạy vào ngắn hơn lúc đi ra là 20 giây. Hãy tìm tốc độ lúc đi ra của bạn Linh.
- A. 2m/s
- B. 0,5m/s
- C. 1,5m/s
- D. 1m/s
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 353838
Cuối học kì 1, số học sinh giỏi của lớp 9A bằng 20% số học sinh cả lớp. Đến cuối học kì 2, lớp có thêm 2 bạn đạt học sinh giỏi nên số học sinh giỏi bằng \(\dfrac{1}{4}\) số học sinh của lớp. Hỏi lớp 9A có bao nhiêu học sinh ?
- A. 35 hs
- B. 40 hs
- C. 45 hs
- D. 50 hs
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 353839
Một trường học tổ chức cho 160 người tham gia du lịch sinh thái. Vé cho mỗi giáo viên phụ trách lớp là 30000 đồng và vé cho mỗi học sinh là 20000 đồng. Tổng số tiền mua vé là 3 300000 đồng. Hỏi có bao nhiêu giáo viên và bao nhiêu học sinh tham gia ?
- A. 5 giáo viên; 155 học sinh
- B. 10 giáo viên; 150 học sinh
- C. 20 giáo viên; 140 học sinh
- D. 15 giáo viên; 145 học sinh
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 353840
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn bằng bao nhiêu độ?
- A. 450
- B. 600
- C. 900
- D. 1200
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 353841
Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Trong một đường tròn, góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
- B. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau chắn hai cung bằng nhau
- C. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau
- D. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 353842
Góc nội tiếp có số đo
- A. Bằng hai lần số đo góc ở tâm cùng chắn một cung.
- B. Bằng nửa số đo cung bị chắn.
- C. Bằng số đo cung bị chắn.
- D. Bằng số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 353843
Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng 900 có số đo
- A. Bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
- B. Bằng số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
- C. Bằng số đo cung bị chắn
- D. Bằng nửa số đo cung lớn
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 353844
Hình nào dưới đây biểu diễn góc nội tiếp?
- A. Hình 2
- B. Hình 1
- C. Hình 3
- D. Hình 4
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 353845
Cho đường thẳng d có phương trình (m - 2)x + (3m - 1)y = 6m - 2. Tìm các giá trị của tham số m để d đi qua gốc tọa độ.
- A. \(\frac{1}{3}\)
- B. \(\frac{2}{3}\)
- C. 2
- D. 3
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 353846
Cho đường thẳng d có phương trình \( \frac{{m - 1}}{2}x + (1 - 2m)y = 2\) Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục tung.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. \(\frac{1}{2}\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 353847
Cho đường thẳng d có phương trình (m - 2)x + (3m - 1)y = 6m + 2 Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục tung.
- A. \(\frac{1}{3}\)
- B. 2
- C. \(\frac{2}{3}\)
- D. 3
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 353848
Cho đường thẳng d có phương trình (5m - 15)x + 2my = m - 2 Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục hoành.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 353849
Cho đường thẳng d có phương trình (m - 2)x + (3m - 1)y = 6m - 2 Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục hoành.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 353850
Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}4x + 3y = 6\\2x + y = 4\end{array} \right.\) có nghiệm là:
- A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {3; 2} \right)\)
- B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {3; - 2} \right)\)
- C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-3; - 2} \right)\)
- D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-3; 2} \right)\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 353851
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 5y = 8\\2x - 3y = 0\end{array} \right.\) là:
- A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-\dfrac{3}{2};-1} \right)\)
- B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{3}{2};-1} \right)\)
- C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-\dfrac{3}{2};1} \right)\)
- D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {\dfrac{3}{2};1} \right)\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 353852
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x + y = 3\\2x - y = 7\end{array} \right.\) là:
- A. \(\left( {x;y} \right) = \left( {2; - 3} \right)\)
- B. \(\left( {x;y} \right) = \left( {-2; - 3} \right)\)
- C. \(\left( {x;y} \right) = \left( {2; 3} \right)\)
- D. \(\left( {x;y} \right) = \left( {2; - 3} \right)\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 353853
Cho \(\left\{ \begin{array}{l}\left( {1 + \sqrt 3 } \right)x + \left( {\sqrt 2 - 1} \right)y = 1\\\left( {1 + \sqrt 2 } \right)x + \left( {1 - \sqrt 3 } \right)y = 1\end{array} \right.\) có nghiệm là (a;b). Tính 3a + 3b.
- A. \(2\sqrt2+1\)
- B. \(2\sqrt2-1\)
- C. \(2\sqrt2-2\)
- D. \(2\sqrt2+2\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 353854
Cho \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{2}{3}x - y = 70\\\dfrac{1}{3}x - \dfrac{2}{3}y = 43\end{array} \right.\) có nghiệm nào dưới đây?
- A. (33; 48)
- B. (33; - 48)
- C. (- 33; - 48)
- D. (- 33; 48)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 353855
Cho (O;R) có hai đường kính AB,CD vuông góc với nhau. Gọi M là điểm chính giữa cung BC. Dây AM cắt OC tại E , dây CM cắt đường thẳng AB tại N. Tam giác MCE là tam giác gì?
- A. ΔMEC đều
- B. ΔMEC cân tại E
- C. ΔMEC cân tại M
- D. ΔMEC cân tại C
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 353856
Trên (O ) lấy bốn điểm A,B,C,D theo thứ tự sao cho cung AB = cung BC = cung CD. Gọi I là giao điểm của BD và AC , biết góc BIC = 800. Tính góc ACD
- A. 200
- B. 150
- C. 350
- D. 300
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 353857
Cho đường tròn (O) và điểm E nằm ngoài đường tròn. Vẽ cát tuyến EAB và ECD với đường tròn A nằm giữa E và B, C nằm giữa E và D. Gọi F là một điểm trên đường tròn sao cho B nằm chính giữa cung DF, I là giao điểm của FA và BC. Biết góc E = 250, số đo góc AIC là:
- A. 200
- B. 500
- C. 250
- D. 300
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 353858
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và C là điểm trên cung nhỏ AB (cung CB nhỏ hơn cung CA). Tiếp tuyến tại C của nửa đường tròn cắt đường thẳng AB tại D . Biết tam giác ADC cân tại C. Tính góc ADC
- A. 400
- B. 450
- C. 600
- D. 300
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 353859
Trên (O) lấy bốn điểm A,B,C,D theo thứ tự sao cho cung AB = cung BC = cung CD . Gọi I là giao điểm của BD và AC, biết góc BIC) = 700 . Tính góc ABD
- A. 200
- B. 150
- C. 350
- D. 300
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 353860
Đường thẳng nào sau đây không song song với đường thẳng y = 7x + 3?
- A. y = 7x
- B. y = 4 - 7x
- C. y = 7x + 1
- D. y = - 1 + 7x
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 353861
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} y = ( - 2 - m)x + 2\\ y = (m + 4)x + 19 \end{array} \right.\). Tìm m để hệ phương trình trên có nghiệm duy nhất?
- A. m = 3
- B. m = -3
- C. m ≠ -3
- D. m ≠ 3
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 353862
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} y = 2{\rm{x}} + 20\\ y = (2m - 4)x + 10 \end{array} \right.\). Tìm m để hệ phương trình đã cho vô nghiệm
- A. m = 3
- B. m = 1
- C. m = -2
- D. m = -1
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 353863
Không vẽ hình, hỏi hệ phương trình sau có bao nhiêu nghiệm: \(\left\{ \begin{array}{l} - 2{\rm{x}} + 5y = 10\\ 16{\rm{x}} - 40y = 20 \end{array} \right.\) Vô số nghiệm
- A. Vô số nghiệm
- B. 0
- C. 1
- D. 2
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 353864
Không vẽ hình, hãy cho biết hệ phương trình sau có bao nhiêu nghiệm?
- A. 1
- B. Vô số
- C. 0
- D. 2
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 353865
Cho đường tròn (O;R) có hai dây cung AB và CD vuông góc với nhau tại I ( C thuộc cung nhỏ AB ). Kẻ đường kính BE của (O). Đẳng thức nào sau đây là sai?
- A. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = A{D^2} + B{C^2}\)
- B. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = B{D^2} + A{C^2}\)
- C. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = B{E^2}\)
- D. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = A{D^2}\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 353866
Cho đường tròn (O;R), dây cung \(AB=R\sqrt3\). Vẽ đường kính CD vuông góc AB (C thuộc cung lớn AB). Trên cung AC nhỏ lấy điểm M, vẽ dây AN//CM. Độ dài đoạn MN là
- A. \(MN=R\sqrt3\)
- B. \(MN=R\sqrt2\)
- C. \(MN = \frac{{3R }}{2}\)
- D. \(MN = \frac{{R\sqrt 5 }}{2}\)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 353867
Cho tam giác ABC có góc B = 300 , đường trung tuyến AM, đường cao CH. Vẽ đường tròn ngoại tiếp BHM. Kết luận nào sai khi nói về các cung HB;MB;MH của đường tròn ngoại tiếp tam giác MHB ?
- A. Cung HB lớn nhất
- B. Cung HB nhỏ nhất
- C. Cung MH nhỏ nhất
- D. Cung MB=MB= cung MH
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 353868
Cho tam giác ABC có góc B = 600 , đường trung tuyến AM, đường cao CH. Vẽ đường tròn ngoại tiếp BHM. Kết luận nào đúng khi nói về các cung HB;MB;MH của đường tròn ngoại tiếp tam giác MHB
- A. Cung HB nhỏ nhất
- B. Cung MB lớn nhất
- C. Cung MH nhỏ nhất
- D. Ba cung bằng nhau
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 353869
Cho đường tròn (O;R) có hai dây cung AB và CD vuông góc với nhau tại I ( C thuộc cung nhỏ AB ). Kẻ đường kính BE của (O). Đẳng thức nào sau đây là đúng?
- A. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = 2{R^2}\)
- B. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = 3{R^2}\)
- C. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} =4{R^2}\)
- D. \(I{A^2} + I{C^2} + I{B^2} + I{D^2} = 5{R^2}\)