Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 40 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lý thật tốt nhé!
-
Bài tập C1 trang 108 SGK Vật lý 9
Quan sát hình 40.2 và nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng:
a) Từ S tới I (trong không khí)
b) Từ I tới K (trong nước).
c) Từ S đến mặt phân cách rồi tới K.
Hình 40.2
-
Bài tập C1 trang 109 SGK Vật lý 9
Hình 40.2. Hãy cho biết tia khúc xạ có nằm trong mặt phẳng tới không? Góc tới và góc khúc xạ, góc nào lớn hơn?
-
Bài tập C2 trang 109 SGK Vật lý 9
Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra xem những nhận xét trên có còn đúng khi thay đổi góc tới hay không?
-
Bài tập C3 trang 109 SGK Vật lý 9
Hãy thể hiện kết luận trên bằng hình vẽ.
-
Bài tập C4 trang 109 SGK Vật lý 9
Kết luận trên còn đúng trong trường hợp tia sang truyền từ nước sang không khí hay không? Đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đó?
-
Bài tập C5 trang 110 SGK Vật lý 9
Chứng minh rằng: Đường nối vị trí của ba ghim là đường truyền của tia sang từ đỉnh ghim A tới mắt.
-
Bài tập C6 trang 110 SGK Vật lý 9
Nhận xét đường truyền của tia sáng, chỉ ra điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, vẽ pháp tuyến tại điểm tới. So sánh độ lớn của góc khúc xạ và góc tới.
-
Bài tập C7 trang 110 SGK Vật lý 9
Phân biệt các hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng
-
Bài tập C8 trang 110 SGK Vật lý 9
Giải thích hiện tượng nêu ra ở phần mở bài.
-
Bài tập 40-41.1 trang 82 SBT Vật lý 9
Hình 40-41.1 cho biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước, I là điểm tới, SI là tia tới, IN là pháp tuyến. Cách vẽ nào biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ không khí vào nước? Giải thích cách lựa chọn.
-
Bài tập 40-41.2 trang 83 SBT Vật lý 9
Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh với góc tới bằng 60o thì:
A. Góc khúc xạ lớn hơn 60o
B. Góc khúc xạ bằng 60o
C. Góc khúc xạ nhỏ hơn 60o
D. Cả ba câu A, B, C đều sai
-
Bài tập 40-41.3 trang 83 SBT Vật lý 9
Hình 40-41.2 mô tả một bạn học sinh nhìn qua ống thẳng thấy được hình ảnh viên sỏi đáy bình nước.
a. Giữ nguyên vị trí của ống, nếu bạn đó dùng một que thẳng, dài xuyên qua ống thì đầu que có chạm vào viên sỏi không?Vì sao?
b. Vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt trong trường hợp đó.
-
Bài tập 40-41.4 trang 83 SBT Vật lý 9
Câu nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng là đường thẳng.
B. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
C. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
-
Bài tập 40-41.5 trang 84 SBT Vật lý 9
Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.
B. Khi ta soi gương.
C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.
D. Khi ta xem chiếu bóng.
-
Bài tập 40-41.6 trang 84 SBT Vật lý 9
Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Trên đường truyền trong không khí.
B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.
C. Trên đường truyền trong nước.
D. Tại đáy xô nước.
-
Bài tập 40-41.7 trang 84 SBT Vật lý 9
Một con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
A. Không lần nào.
B. Một lần
C. Hai lần
D. Ba lần
-
Bài tập 40-41.8 trang 84 SBT Vật lý 9
Một cốc thủy tinh trong, đáy phẳng, đựng nước trong, được đặt trên một tờ giấy có chữ O. Một người đặt mắt trên phương thẳng đứng, nhìn chữ O đó qua mặt nước trong cốc. . Hỏi tia sáng truyền từ chữ O đến mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba lần
D. Bốn lần
-
Bài tập 40-41.9 trang 85 SBT Vật lý 9
Có một chiếc ca hình trụ, bằng nhựa không trong suốt, gọi ABCD là mặt cắt thẳng đứng của chiếc ca (hình 40-41.3). Một người đặt mắt theo phương BD, nhìn vào trong ca, vừa vặn không thấy được đáy ca. Đổ nước vào trong ca. Người ấy sẽ nhìn thấy gì?
A. Người ấy vẫn không nhìn thấy đáy ca.
B. Người ấy nhìn thấy một phần của đáy ca.
C. Người ấy nhìn thấy toàn bộ đáy ca.
D. Người ấy còn không nhìn thấy cả một phần dưới của thành bên AB.
-
Bài tập 40-41.10 trang 85 SBT Vật lý 9
Có một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì:
A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.
D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra
-
Bài tập 40-41.11 trang 85 SBT Vật lý 9
Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xuyên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:
A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.
D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
-
Bài tập 40-41.12 trang 85 SBT Vật lý 9
Chiếu một tia sáng từ không khí vào thuỷ tinh, với góc tới bằng 600 thì:
A. Góc khúc xạ lớn hơn 600.
B. Góc khúc xạ bằng 600.
C. Góc khúc xạ nhỏ hơn 600.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
-
Bài tập 40-41.13 trang 85 SBT Vật lý 9
Chiếu một tia sáng từ trong nước ra không khí, với góc tới bằng 300 thì:
A. Góc khúc xạ lớn hơn 300.
B. Góc khúc xạ bằng 300.
C. Góc khúc xạ nhỏ hơn 300.
D. Cả ba câu A, B, C đều sai.
-
Bài tập 40-41.14 trang 86 SBT Vật lý 9
Viết chữ “Đ” vào ô đứng trước câu đúng, và chữ “S” vào ô đứng trước câu sai.
a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng chỉ xảy ra tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
b. Có thể nói mặt phẳng tạo bởi tia tới và tia khúc xạ cũng là mặt phẳng tới.
c. Góc tới là góc tạo bởi tia tới và mặt phân cách.
d. Góc khúc xạ là góc tạo bởi tia khúc xạ và tia tới.
đ. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
e. Khi tia sáng chiếu xuyên góc từ không khí vào nước thì góc tới bao giờ cũng lớn hơn góc khúc xạ.
g. Góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00.
h. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
i. Góc khúc xạ tăng tỉ lệ thuận với góc tới.
k. Khi tia sáng chiếu vuông góc vào mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì nó sẽ truyền thẳng.
-
Bài tập 40-41.15 trang 86 SBT Vật lý 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Một tia sáng chiếu chếch từ không khí vào mặt một chất trong suốt. Tia sáng đó bị gãy khúc.
b. Tia khúc xạ và tia tới luôn luôn cùng nằm trong mặt phẳng tới. Mặt phẳng tới là
c. Góc tới là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến qua điểm tới; Còn góc khúc xạ là
d. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì1. góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến qua điểm tới.
2. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
3. mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến của mặt phân cách qua điểm tới.
4. ngay tại bề mặt, khi bắt đầu truyền vào chất trong suốt đó. Đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.