Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 7 Bài 22 Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập C1 trang 60 SGK Vật lý 7
Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
-
Bài tập C2 trang 60 SGK Vật lý 7
Hãy lắp mạch điện như sơ đồ hình 22.1 và tìm hiểu các nội dung sau đây:
a. Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên không? Bằng cách nào để xác nhận điều đó?
b. Bộ phận nào của đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua?
c. Khi đèn sáng bình thường, bộ phận đó của đèn có nhiệt độ khoảng 2500°C.
Hãy giải thích vì sao dây tóc của bóng đèn thường được làm bằng vonfram?
-
Bài tập C3 trang 60 SGK Vật lý 7
Quan sát thí nghiệm của giáo viên được bố trí như hình 22.2 và hãy cho biết:
a. Có hiện tượng gì xảy ra với các mảnh giấy khi giáo viên đóng công tắc?
b. Từ quan sát trên, hãy cho biết dòng điện đã gây ra tác dụng gì với dây sắt AB.
-
Bài tập C4 trang 61 SGK Vật lý 7
Nếu trong mạch điện với dây dẫn bằng đồng có nối xen một đoạn dây chì (gọi là cầu chì) thì trong một số trường hợp do tác dụng nhiệt của dòng điện, dây dẫn có thể nóng lên trên 327°C. Hỏi khi đó có hiện tượng gì xảy ra với đọạn dây chì và với mạch điện?
-
Bài tập C5, C6 trang 61 SGK Vật lý 7
Hãy quan sát bóng đèn bút thử điện khi nó phát sáng và trả lời câu hỏi sau đây:
C5: Trong bóng đèn bút thử điện có chứa một chất (khí nêon). Hãy quan sát bóng đèn này và nên nhận xét về hai đầu dây bên trong của nó.
C6: Đèn sáng do hai đầu dây đèn nóng sáng hay do vùng chất khí ở giữa hai đầu dây này phát sáng?
-
Bài tập 22.1 trang 50 SBT Vật lý 7
Xét các dụng cụ điện sau:
- Quạt điện;
- Nồi cơm điện;
- Máy thu hình (tivi);
- Máy thu thanh (rađiô);
- Ấm điện.
Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?
-
Bài tập 22.2 trang 50 SBT Vật lý 7
Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:
a. Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu?
b. Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?
-
Bài tập 22.3 trang 50 SBT Vật lý 7
Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
A. Ruột ấm điện.
B. Công tắc.
C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình .
D. Đèn báo tivi.
-
Bài tập 22.4 trang 50 SBT Vật lý 7
Khoanh tròn chữ Đ cho câu phát biểu đúng, chữ S cho câu sai.
a) Có những vật dẫn thông thường mà dòng điện đi qua chúng hoàn toàn không gây ra tác dụng nhiệt.
b) Đèn dây tóc nóng sáng chứng tỏ tác dụng phát sáng của dòng điện.
c) Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.
d) Vonfam được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
e) Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
g) Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
h) Cầu chì tự động ngắt mạch nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện.
-
Bài tập 22.5 trang 51 SBT Vật lý 7
Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Điện thoại di động.
B. Rađiô (máy thu thanh).
C. Tivi ( máy thu hình) .
D. Nồi cơm điện.
-
Bài tập 22.6 trang 51 SBT Vật lý 7
Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Bàn là điện
B. Máy sấy tóc
C. Đèn LED
D. Ấm điện đang đun nước
-
Bài tập 22.7 trang 51 SBT Vật lý 7
Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng?
A. Bóng đèn của bút thử điện.
B. Bóng đèn dây tóc.
C. Đèn LED.
D. Ấm điện đang đun nước.
-
Bài tập 22.8 trang 51 SBT Vật lý 7
Trong các cụm vật dụng liệt kê dưới đây, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Nồi cơm điện, quạt điện, radio, tivi.
B. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện, đồng hồ điện.
C. Ấm điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện.
D. Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, lò sưởi điện.
-
Bài tập 22.9 trang 52 SBT Vật lý 7
Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?
A. Thanh nung của nồi cơm điện
B. Radio (máy thu thanh)
C. Điôt phát quang (đèn LED)
D. Ruột ấm điện
-
Bài tập 22.10 trang 52 SBT Vật lý 7
Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?
A. Bóng đèn dây tóc
B. Bàn là
C. Cầu chì
D. Bóng đèn của bút thử điện
-
Bài tập 22.11 trang 52 SBT Vật lý 7
Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí?
A. Đèn LED (điôt phát quang)
B. Đèn dây tóc đui cài
C. Đèn dây tóc đui xoáy
D. Đèn của bút thử điện
-
Bài tập 22.12 trang 52 SBT Vật lý 7
Hãy ghép các dụng cụ cho ở cột bên phải phù hợp với mỗi dụng của dòng điện được nêu ở cột bên trái.
Tác dụng của dòng điện
1. Làm vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao và phát sáng
2. Làm nóng chảy đoạn dây dẫn và ngắt mạch điện kịp thời
3. Khi đi qua theo một chiều nhất định thì đèn phát sáng
3. Làm nóng dây dẫn để tạo thành các nguồn tỏa nhiệt
Dụng cụ điện
a) Ấm điện, nồi cơm điện, cao và phát sáng bàn là
b) Bóng đèn dây tóc mạch điện kịp thời
c) LED thì đèn phát sáng
d) Bóng đèn bút thử điện nguồn tỏa nhiệt
e) Cầu chì