Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Lực kế Lực kế - Phép đo lực .Trọng lượng và khối lượng giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập C1 trang 34 SGK Vật lý 6
Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trông của các câu sau:
Lực kế(1)… một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một cái (2) ….
Kim chỉ thi chạy trên một (3)……
- Kim chỉ thị
- bảng chia độ
- lò xo
-
Bài tập C2 trang 34 SGK Vật lý 6
Hãy tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế ở nhóm em.
-
Bài tập C3 trang 34 SGK Vật lý 6
Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Thọat tiên phải điều chỉnh sô 0, nghĩa là điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng (1)…. Cho(2)…. tác dụng vào lò xo của lực kế, Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo (3)…, của lực cần đo
- phương
- vạch 0
- lực cần đo
-
Bài tập C4 trang 34 SGK Vật lý 6
Hãy tìm cách đo trọng lượng của một cuốn sách giáo khoa vật lí 6. So sánh kết quả với các bạn trong nhóm.
-
Bài tập C5 trang 34 SGK Vật lý 6
Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào? tại sao phải cầm như thế?
-
Bài tập C6 trang 34 SGK Vật lý 6
Hãy tìm nhưng con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau:
a) Một quả nặng có khối lượng 100g thì có trọng lượng (1) …N.
b) Một quả cân có khối lượng (2) thì có trong lượng 2N.
c) Một túi đường có khối lượng 1 KG thì có trọng lượng (3)….
-
Bài tập C7 trang 34 SGK Vật lý 6
Hãy giải thích vì sao trên các cân bỏ tủi bán ở ngoài phố ngưới ta không chia độ theo đơn vị Niuton mà lại chia độ theo đơn vị kilogram? Thực tế các cân bỏ túi là dụng cụ gì?
-
Bài tập C8 trang 34 SGK Vật lý 6
Về nhà, hãy làm thử một lực kế, phải nhớ chia độ cho lực kế đó.
-
Bài tập C9 trang 35 SGK Vật lý 6
Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niuton.
-
Bài tập 10.1 trang 34 SBT Vật lý 6
Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng
B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng
C. Lực kế là dụng cụ dùng để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng
D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ để đo khối lượng
-
Bài tập 10.2 trang 34 SBT Vật lý 6
Tìm những con số thích hợp để điển vào chỗ trống
a. Một ô tô tải có khối lượng 28 tấn sẽ nặng … niutơn (H.10.1a).
b. 20 thếp giấy nặng 18,4 niutơn. Mỗi thếp giấy có khối lượng … gam.
c. Một hòn gạch có khối lượng 1600gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng … niutơn (H.10.1b).
-
Bài tập 10.3 trang 34 SBT Vật lý 6
Đánh dấu X nào những ý đúng trong các câu trên. Khi cân túi đường bằng một cân đồng hồ (H.10.2)
a) - Cân chỉ trọng lượng của túi đường
- Cân chỉ khối lượng của túi đường
b) - Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân
- Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân
-
Bài tập 10.4 trang 35 SBT Vật lý 6
Từ nào trong dấu ngoặc là từ đúng?
a. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến (trọng lượng, khối lượng, thể tích) của hàng hóa.
b. Khi cân một túi kẹo ta quan tâm đến (trọng lượng, khối lượng) của túi kẹo.
c. Khi một xe ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu (trọng lượng, khối lượng) của ô tô quá lớn sẽ có thể gãy cầu.
-
Bài tập 10.5 trang 35 SBT Vật lý 6
Hãy đặt một câu trong đó dùng đủ cả 4 từ: trọng lượng, khối lượng, lực kế, cân.
-
Bài tập 10.6 trang 35 SBT Vật lý 6
Lực kế lò xo dùng trong trường học có thang chia độ theo đơn vị niu-tơn. Nhưng lực kế lò xo mà người đi chợ mua hàng thường đem theo lại có thang chia độ theo đơn vị ki-lô-gam. Giải thích tại sao người ta có thế làm được như vậy?
-
Bài tập 10.7 trang 35 SBT Vật lý 6
Dùng những cụm từ thích hợp trong khung để điền vào những chỗ trống trong các câu dưới đây:
- vài phần mười niu-tơn
- vài niu-tơn
- vài trăm niu-tơn
- vài trăm nghìn niu-tơn
a) Để nén một lò xo giảm xóc xe máy, cần một lực...............
b) Lực đàn hồi tạo ra bởi các lò xo đỡ trục của bánh xe tàu hỏa phải vào cỡ........
c) Lực đẩy của một lò xo bút bi lên ruột bút vào cỡ...............
d) Lực kéo của lò xo ở một cái "cân lò xo" mà các bà nội trợ thường mang theo vào cỡ....................
-
Bài tập 10.8 trang 35 SBT Vật lý 6
Hãy chỉ ra câu mà em cho là không đúng.
A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
-
Bài tập 10.9 trang 36 SBT Vật lý 6
Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng:
A. Cân và thước. B. Lực kế và thước,
c. Cân và bình chia độ. D. Lực kế và bình chia độ.
-
Bài tập 10.10 trang 36 SBT Vật lý 6
Một quyển vở có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiêu niutơn ?
A. 0,08N
B. 0,8N
C. 8N
D. 80N
-
Bài tập 10.11 trang 36 SBT Vật lý 6
Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng là bao nhiêu gam?
A. 3,5g
B. 35g
c. 350g
D. 3500g
-
Bài tập 10.12 trang 36 SBT Vật lý 6
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung phù hợp ở cột bên phải.1. Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết
a) phải dùng cân tiểu li.
2. Về thực chất, khi cân một vật là
b) ta chỉ biết giá trị gần đúng của khôi lượng đó
3. Muốn biết khối lượng của một cái nhẫn vàng với độ chính xác cao thì
c) khối lượng của vật đó.
4. Khi dùng "cân lò xo" để đo khối lượng của một vật thì
d) so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật lấy làm mẫu gọi là các quả cân.
-
Bài tập 10.13 trang 36 SBT Vật lý 6
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung phù hợp ở cột bên phải ở cột bên phải.1. Một chiếc xe tải có khối lượng 3 tấn thì có trọng lượng
a) nhỏ hơn 10 một chút.
2. Nếu tính chính xác, trọng lượng của xe tải 3 tấn phải
b) chấp nhận công thức p = 10m đế tìm trọng lượng của một vật, nếu biết khối lượng của nó.
3. Nếu tính chính xác thì hệ số tỉ lệ trong công thức P(N) = 10m(kg) phải
c) nhỏ hơn 3.000N một chút.
4. Trong thực tế, nếu không cần độ chính xác cao, ta vẫn
d) 30.000N
-
Bài tập 10.14 trang 37 SBT Vật lý 6
Khi treo một vật khối lượng m1 vào lực kế thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế là Δl1 = 3cm. Nếu lần lượt treo vào lực kế các vật có khối lượng m2 = 2m, \({m_3} = \frac{1}{3}{m_1}\) thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế sẽ lần lượt là:
A. Δl2 = 1,5cm; Δl3 = 9cm.
B. Δl2 = 6cm; Δl3 = 1cm.
C. Δl2 = 2cm; Δl3 = 1/3cm.
D. Δl2 = 1/3cm; Δl3 = 2cm.
-
Bài tập 10.15 trang 37 SBT Vật lý 6
Một lò xo có độ dài ban đầu là lo = 20cm. Gọi l(cm) là độ dài của lò xo khi được treo các quả cân có khối lượng m(g). Bảng dưới đây cho ta các giá trị của l theo m.
m(g)
100
200
300
400
500
600
l (cm)
20
21
22
23
24
25
a) Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ dài thêm ra của lò xo vào trọng lượng của các quả cân treo vào lò xo.
Lấy trục thẳng đứng (trục tung) là trục biểu diễn độ dài thêm ra của lò xo và mỗi con ứng với độ dãn dài thêm ra 1cm. Trục nằm ngang (trực hoành) là trục biểu diễn trọng lượng của quả cân và môi cm ứng với 1N.
b) Dựa vào đường biểu diễn để xác định khối lượng của một vật. Biết khi treo vật đó vào lò xo thì độ dài của lò xo là 22,5cm.