Giải bài C1, C2, C3, C4 tr 62 sách GK Lý lớp 6
Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi:
C1: Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào?
C2: Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thuỷ tinh? Hiện tượng chứng tỏ điều gì?
C3: Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình?
C4: Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu?
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập C1, C2, C3,
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập C1:
-
Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích không khí trong bình khi đó tăng: không khí nở ra.
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập C2:
-
Giọt nước màu hồng đi xuống, chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm: không khí co lại
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập C3:
-
Do không khí trong bình khi đó bị nóng lên
Hướng dẫn giải chi tiết bài tập C4:
-
Do không khí trong bình khi đó lạnh đi
-- Mod Vật Lý 6 HỌC247
-
Bố của Bình vừa mua một chiếc máy lạnh về lắp ở nhà. Thấy Lan và Chi đến chơi, bố Bình hỏi: “Đố các cháu tại sao bác lại gắn máy ở trên cao mà lại không gắn phía dưới nền nhà cho dễ dàng hơn”.
bởi Hoai Hoai 06/05/2021
Bình: Không khí lạnh có khối lượng riêng nặng hơn, nên có khuynh hướng tỏa xuống phía dưới, nên gắn máy lạnh trên cao, không khí lạnh sẽ tỏa ra khắp phòng.
Lạn: Bác gắn trên cao căn nhà trông gọn ghẽ hơn, không choán chỗ.
Chi: Bác gắn trên cao để bé An không nghịch phá được.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Lan và Chi đúng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Không khí lạnh có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí nóng.
B. Không khí lạnh có khối lượng riêng lớn hơn không khí nóng.
C. Không khí lạnh và không khí nóng đều có khối lượng riêng như nhau.
D. Không khí lạnh có khối lượng nặng hơn không khí nóng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng của khối khí tăng theo.
B. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng của khối khí tăng.
C. Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của khối khí không thay đổi.
D. Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của. khối khí không thay đổi nhưng trọng lượng riêng lại tăng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
bởi Bánh Mì 06/05/2021
A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.
B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.
C. Chỉ có thể tích thay đổi.
D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chai nước ngọt có gas, khi đóng chai nhà sản xuất không bao giờ rót đầy nước vào chai mà luôn luôn lúc nào cũng để một khoảng trống. (Hiện tượng)
bởi Phung Meo 06/05/2021
Giải thích: Nước từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thì phải trải qua thời tiết, khí hậu, nhiệt độ khác nhau, nên thể tích trong chai cũng bị co giãn theo. Để tránh chai bị vỡ hay bị bật nắp khi lượng nước trong chai nở ra, nên nhà sản xuất không bao giờ rót đầy nước vào chai sản phẩm của mình.
A. Hiện tượng đúng, lời giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng, lời giải thích sai.
C. Hiện tương đúng, lời giải thích chưa rõ ràng.
D. Hiện tượng sai, lời giải thích đúng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Câu đúng về khối lượng riêng của nước đá là:
bởi Nguyễn Phương Khanh 06/05/2021
A. Ở 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất.
B. Ở 0oC nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.
C. Ở 0oC nước có khối lượng lớn nhất.
D. Ở 4oC nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Câu nào không đúng về đặc điểm nhiệt của nước đá:
bởi lê Phương 06/05/2021
A. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ tăng lên (nước nở ra).
B. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC, thể tích nước sẽ giảm đi (nước bị co vào).
C. Khi được làm lạnh từ 4oC đến 0oC, thể tích nước sẽ tăng (nước nở ra).
D. Ở 4oC, nước có khối lượng riêng nhỏ nhất.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập C5 trang 63 SGK Vật lý 6
Bài tập C6 trang 63 SGK Vật lý 6
Bài tập C7 trang 63 SGK Vật lý 6
Bài tập C8 trang 63 SGK Vật lý 6
Bài tập C9 trang 64 SGK Vật lý 6
Bài tập 20.1 trang 63 SBT Vật lý 6
Bài tập 20.2 trang 63 SBT Vật lý 6
Bài tập 20.3 trang 63 SBT Vật lý 6
Bài tập 20.4 trang 63 SBT Vật lý 6
Bài tập 20.5 trang 63 SBT Vật lý 6
Bài tập 20.6 trang 64 SBT Vật lý 6
Bài tập 20.7 trang 64 SBT Vật lý 6
Bài tập 20.8 trang 64 SBT Vật lý 6
Bài tập 20.9 trang 64 SBT Vật lý 6
Bài tập 20.10 trang 65 SBT Vật lý 6