Bài tập 7 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một người có khối lượng 60kg thả mình rơi tự do từ một cầu nhảy ở độ cao 3m xuống nước và sau khi chạm mặt nước được 0,55s thì dừng chuyển động. Tìm lực cản mà nước tác dụng lên người.
Hướng dẫn giải chi tiết
Vận tốc người ngay trước khi va chạm mặt nước :
\(\begin{array}{l} v = gt = g\sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {2gh} \\ \Rightarrow v = \sqrt {2.9,8.3} = \sqrt {58,8} \approx 7,74(m/s) \end{array}\)
Chọn chiều dương là chiều hướng xuống .
→ Lực cản mà nước tác dụng lên người:
\(\begin{array}{l} F.{\rm{\Delta }}t = {\rm{\Delta }}p = - mv\\ \Rightarrow F = - \frac{{mv}}{{{\rm{\Delta }}t}} = - \frac{{60.7,74}}{{0,55}} = - 845(N). \end{array}\)
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
-
Lựu đạn ném từ mặt đất với vận tốc vo = 20m/s theo phương lệch với phương ngang góc α = 30o. Lên tới điểm cao nhất nó nổ thành hai mảnh bằng nhau. Mảnh I rơi thẳng đứng với vận tốc đầu v1 = 20m/s.
bởi Quynh Nhu 27/12/2021
a/ Tìm hướng và độ lớn của mảnh II.
b/ Mảnh II lên tới độ cao cực đại cách mặt đất bao nhiêu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thuyền dài L = 4m, khối lượng 160kg, đậu trên mặt nước. Hai người khối lượng m1 = 50kg, m2 = 40kg đứng ở hai đầu thuyền. Hỏi khi họ đổi chỗ cho nhau thì thuyền dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu. Coi chuyển động của hai người là như nhau.
bởi thuy tien 27/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người khối lượng m1 = 50kg nhảy từ bờ lên thuyền khối lượng m2 = 200kg theo phương vuông góc với chuyển động của thuyền, vận tôc của người là 6m/s, của thuyền là v2 = 1,5m/s. Tính độ lớn và hướng vận tốc thuyền sau khi người nhảy lên. Bỏ qua sức cản của nước.
bởi Tram Anh 26/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khí cầu khối lượng M có một thang dây mang một người khối lượng m. Khí cầu và người đang đứng yên trên không thì người leo lên thang với vận tốc vo đối với thang. Tính vận tốc của với đất của người và khí cầu. Bỏ qua sức cản của không khí.
bởi Ngoc Han 26/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người khối lượng m1 = 50kg đang đứng yên trên một chiếc thuyền khối lượng m2 = 200kg nằm yên trên mặt nước yên lặng. Sau đó, người ấy đi từ mũi thuyền đến lái thuyền với vận tốc v1 = 0,5m/s đối với thuyền. Biết thuyền dài 3m. Bỏ qua lực cản của nước.
bởi Ngoc Han 27/12/2021
a/ Tính vận tốc của thuyền đối với dòng nước
b/ Trong khi chuyển động, thuyền đi được một quãng đường là bao nhiêu.
c/ Khi nguời dừng lại, thuuyền còn chuyển động không.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một xe chở cát khối lượng m1 = 290kg chuyển động theo phương ngang với vận tốc v1 = 8m/s. Hòn đá khối lượng m2 = 10kg bay đến cắm vào cát. Tìm vận tốc của xe sau khi hòn đá rơi vào cát trong hai trường hợp.
bởi bich thu 26/12/2021
a/ hòn đá bay ngang, ngược chiều xe với vận tốc v2 = 12m/s
b/ Hòn đá rơi thẳng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai quả bóng ép sát vào nhau trên mặt phẳng ngang. Quả II có khối lượng gấp 3 lần quả 1. Khi buông tay quả bóng I lăn được 3,6m thì dừng. Hỏi quá bóng II lăn được quãng đường bao nhiêu, biết hệ số ma sát lăn đối với 2 quả bóng là như nhau.
bởi Bo Bo 26/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xác định lực tác dụng của súng trường lên vai người bắn, biết lúc bắn vai người bị giật lùi 2cm, còn viên đạn bay tức thời khỏi nòng súng với vận tốc 500m/s. Khối lượng súng 5kg, khối lượng đạn 20g.
bởi Chai Chai 27/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người đứng trên thanh trượt của xe trượt tuyết chuyển động ngang, cứ mỗi 3s người đó lại đẩy xuống tuyết một cái với xung lượng 60kg.m/s. Biết khối lượng người và xe trượt là 80kg, hệ số ma sát nghỉ bằng hệ số ma sát trượt = 0,01. Tìm vận tốc của xe sau khi bắt đầu chuyển động 15s.
bởi Anh Hà 27/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Súng liên thanh được tì lên vai và bắn với tốc độ 600 viên đàn trong 1 phút. Mỗi viên đàn có khối lượng 20g và vận tốc rời nòng súng là 800m/s. Tính lực trung bình do súng nén lên vai người bắn.
bởi Trần Hoàng Mai 27/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hòn bi thép m = 100g rơi tự do từ độ cao h = 5m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng của bi nếu sau va chạm:
bởi Thúy Vân 27/12/2021
a/ Viên bi bật lên với vận tốc cũ
b/ Viên bi dính chặt với mặt phẳng ngang
c/ Trong câu a thời gian va chạm là 0,1s. Tính lực tương tác trung bình giữa bi và mặt phẳng ngang.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 5 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 6 trang 148 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 23.1 trang 55 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.2 trang 55 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.3 trang 55 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.4 trang 55 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.5 trang 55 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.6 trang 56 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.7 trang 56 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.6 trang 56 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.2 trang 55 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.3 trang 55 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.4 trang 55 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.5 trang 55 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.6 trang 56 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.7 trang 56 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.8 trang 56 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.9 trang 56 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.10 trang 56 SBT Vật lý 10
Bài tập 23.11 trang 56 SBT Vật lý 10