YOMEDIA

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao Thân em như trái bần trôi

Tải về
 
NONE

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao Thân em như trái bần trôi là dạng đề văn mẫu các em sẽ gặp khi học văn bản Những câu hát than thân trong chương tringh SGK lớp 7. Để cảm nhận được số phận nhỏ nhoi được ví như trái bần trôi của những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến xưa, các em có thể tham khảo đoạn văn mẫu dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Những câu hát than thân để nắm vững kiến thức cần đạt khi học tiết ngữ văn này hơn.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở đoạn

  • Giới thiệu chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
  • Giới thiệu bài ca dao

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

2. Thân đoạn

  • Hình ảnh trái bần trôi
    • Lênh đênh trên mặt nước.
    • Cuộc đời của người phụ nữ xưa.
    • Sự mong manh, trôi dạt của số phận người phụ nữ.
  • Những chuỗi ngày bi kịch của cuộc đời người phụ nữ
    • Không có quyền quyết định về số phận của chính mình.
    • Bị những rào cản của xã hội phong kiến ngăn cản.
    • Sự bất bình đẳng đã gây bao đau đớn, khổ cực cho thân phận người phụ nữ.
  • Vẻ đẹp nhân phẩm của người phụ nữ và khát khao về cuộc sống bình quyền.

3. Kết đoạn

  • Bài ca dao nói lên số phận của người phụ nữ xưa.
  • Tố cáo  xã hội phong kiến.

C. Đoạn văn mẫu

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Gợi ý làm bài:

Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trữ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng! Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày:

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.

 

Trên đây là đoạn văn mẫu Viết đoạn văn nêu cảm nhgix của em về bài ca dao Thân em như trái bần trôi. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

  • Phân tích bài ca dao Thân em như trái bần trôi

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON