YOMEDIA

Vẻ đẹp người lao động qua ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa

Tải về
 
NONE

Ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa là những khúc ru êm ái, chân tình mà tác giả nhân dân đã gởi gắm quan niệm sống, đời sống tâm hồn của họ. Để hiểu hơn về những bài ca dao ấy, Học 247 mời các em tham khảo thêm bài văn mẫu vẻ đẹp của người lao động thể hiện qua các bài ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa. Chúc các em có thêm tài liệu hay.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy  vẻ đẹp người lao động qua ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về các bài ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: Vẻ đẹp của người lao động qua các bài ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa đã học trong chương trình

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Ca dao: Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian
    • Đặc điểm của ca dao
      • Về nội dung, ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người lao động. Nó thường được biểu hiện thành: những câu hát than thân, những câu hát yêu thương tình nghĩa, những tiếng cười trào lộng, châm biếm... Nội dung chính: vẻ đẹp của người lao động thể hiện qua các bài ca dao
      • Về nghệ thuật, ca dao là sáng tác tập thể, vì vậy nó kết tinh nghệ thuật ngôn từ của nhân dân. Nó có những đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu... (ví dụ lối so sánh ví von, sự lặp đi lặp lại các hình ảnh giàu tính nghệ thuật, lối diễn đạt theo kiểu công thức...)
  • Nội dung chính: Làm rõ vẻ đẹp của người lao động
    • Ý thức rõ về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nỗi niềm chua xót, đắng cay về thân phận khi ý thức sâu sắc về giá trị, phẩm hạnh và cuộc đời của mình. (bài ca dao với mô típ “Thân em”)
    • Đó còn là nghĩa tình bền vững, sắt son dù tình cảnh lỡ làng (bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày….)
    • Đó là nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn, khôn nguôi với những lo phiền chứa chan tình yêu thương của nhân vật trữ tình (bài ca dao: Khăn thương nhớ ai….)
    • Sự chân thành, và ước muốn mãnh liệt trong tình yêu để khẳng định sự mong ngóng duyên dáng của những tâm hồn đang yêu ( bài ca dao “Ước gì…..”)
    • Nghĩa tình gắn bó thủy chung, khát vọng mãnh liệt bình dân về một tình yêu bền vững, về hạnh phúc gia đình trọn vẹn (bài ca dao “Gừng chín tháng gừng hãy còn cay….”)
  • Nhận xét
    • Sự ý thức về giá trị bản thân,tình nghĩa thủy chung,tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú.
    • Hơn nữa, vẻ đẹp ấy còn thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh hết sức chân thành giản dị qua từng nhân vật trữ tình trong từng câu ca dao. Ở mỗi câu ca dao, lúc nhẹ nhàng, đằm thắm, xót xa, lúc mãnh liệt, vang vọng, tha thiết…
    • Các bài ca dao là tiếng lòng chân chất, ngọt ngào, nhẹ nhàng mà sâu sắc đã thể hiện một cách chân thật nhất tâm hồn thơ mộng, chân thành của người dân lao động

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận chung, nhận xét, đánh giá
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của bản thân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Vẻ đẹp của người lao động thể hiện qua các bài ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa

Gợi ý làm bài

Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở nằm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta.

Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm - một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.

Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.

Mong rằng với tài liệu trên, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về những câu ca dao, thân thân tình nghĩa, hiểu hơn về tấm lòng và vẻ đẹp của người lao động. Chúc các em học tốt hơn những bài ca dao trong chương trình học và có thêm bài văn mẫu hay.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF