YOMEDIA

Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba dưới đây để hiểu thêm về ca dao cũng như thể loại đồng dao trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Mong rằng, với tài liệu trên, các em sẽ có thêm nhiều kiến thức hay và thú vị.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng baB. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba
  • Dẫn dắt và trích dẫn bài ca dao
  •  

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Ca dao: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
    • Đồng dao: là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em... Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em
    • Nội dung: qua bức tranh phong phú về thế giới tự nhiên và cuộc sống con người, bài ca dao đã chế giễu những hiện tượng phi lí trong cuộc sống
  • Phân tích:
    • Nội dung
      • Những sự việc trong bài ca dao: Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng; Hùm nằm cho lợn liếm lông
      • Những sinh hoạt trong cuộc sống: Một chục quá hồng nuốt lão tám mươi/ Nắm xôi nuốt trẻ lên mười/ Con gà be rượu nuốt người lao đao 
      • Thế giới sinh động về loài vật và cây cỏ được tác giả dân gian sử dụng thủ pháp nói ngược để diễn tả: Lươn nằm cho trúm bò vào,/ Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô./ Lúa mạ nhảy lên ăn bò,/ Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu./ Gà con đuổi đánh diều hâu,/ Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông
      • Khao khát đổi thay trong cuộc sống của con người và châm biếm tệ nạn thói hư tật xấu. Bên cạnh đó bài đồng dao dành cho trẻ em đã phần nào giúp cho các em nhận thức về thế giới tự nhiên, bước đầu tiếp cận với những kiến thức về cây cỏ, loài vật và con người….
    • Nghệ thuật
      • Kết cấu bài ca dao: trùng điệp
      • Mở đầu câu hỏi mang tính chất ước lệ
      • Thủ pháp nói ngược

c. Kết bài

  • Đánh giá, nhận xét chung về bài ca dao
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của bản thân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Bao giờ cho đến tháng ba,

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng,

Hùm nằm cho lợn liếm lông

Một chục quá hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,

Con gà be rượu nuốt người lao đao.

Lươn nằm cho trúm bò vào,

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.

Lúa mạ nhảy lên ăn bò,

Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.

Gà con đuổi đánh diều hâu,

Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có rất nhiều chủ đề khác nhau. Có bài ca dao nói về cách ứng xử trong cuộc sống, có những bài ca dao lại là những bài đồng dao tái hiện những sự kiện hàng ngày, cũng có những bài ca dao là tiếng cười hài hước sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong các bài ca dao, có những bài đồng dao dành cho thiếu nhi, có những sự kiện sự việc rất lạ, gây được hứng thú cho các em, đồng thời cũng gửi gắm trong đó những tâm tư, tình cảm của ông cha ta. Một bài đồng dao trong các bài thuộc chủ đề này đó là bài: “Bao giờ cho đến tháng ba….Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông”.

Mở đầu bài ca dao là lời nói về thời gian xảy ra đối với những sự việc trong bài ca dao:

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Ngày nay ở nông thôn, mỗi khi cùng nhau vui chơi, nhảy múa, trẻ em vẫn hát đồng dao để làm cho không khí càng thêm hào hứng, sôi động. Có thể ý nghĩa sâu xa, thâm thúy của bài đồng dao này con trẻ chưa hiểu hết, nhưng lời hát, nhịp điệu và trò chơi đi kèm bài đồng dao thì các em đón nhận một cách dễ dàng. Rồi sau này lớn lên, các em sẽ suy ngẫm ra ý tứ sâu xa của bài đồng dao mà lúc còn bé các em đã từng say mê, yêu thích và càng thương yêu thêm chốn quê nghèo, nơi minh đã sinh ra và lớn lên.

Cũng như nhiều bài đồng dao khác, bài đồng dao bao giờ cho đến tháng ba… mãi mãi hấp dẫn người lớn và trẻ em. Nó gợi mở những hiểu biết, suy nghĩ về thiên nhiên, về thế giới động vật, về con người, về khao khát ước mơ công lí, ước mơ hạnh phúc. Sức sống của đồng dao có thể ví như một dòng suối trong veo, cứ róc rách tuôn chảy mà không bao giờ khô cạn.

Hi vọng, với tài liệu trên, các em sẽ hiểu hơn về thể loại đồng dao trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, hiểu hơn về bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba. Chúc các em có thêm những cảm nhận sâu sắc về ca dao Việt Nam.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF