YOMEDIA

Nghị luận ý kiến bàn về ca dao hài hước

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu nghị luận về một ý kiến bàn về ca dao hài hước dưới đây để hiểu hơn về ca dao hài hước và vị trí của những câu ca dao ấy trong dòng văn học dân gian Việt Nam. Mong rặng, các em sẽ có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu trên.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy nghị luận ý kiến bàn về ca dao hài hước

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về ca dao hài hước, dẫn dắt vào vấn đề
  • Trích dẫn ý kiến cần nghị luận: Cùng với truyện cười, về sinh hoạt, những bài ca dao hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc trưng của nghệ thuật trào lộng Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Ca dao: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
    • Ca dao hài hước: là những bài ca dao được sáng tác để giải trí và phê phán những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống; ca dao hài hước thể hiện trí thông minh, khiếu hài hước, tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động
  • Làm sáng tỏ ý kiến (Nội dung cần làm rõ):
    • Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm mang đặc trưng của nghệ thuật trào lộng dân gian.
    • Tiếng cười mang tính giải trí trong ca dao hài hước, châm biếm: Đời sống của người dân Việt ngày xưa vất vả, khó nhọc, tiếng cười cất lên nhằm làm cho cuộc sông tươi vui, đỡ nhọc nhằn. Nó không nhằm phê phán, đả kích ai.
    • Tiếng cười mang tính chất phê phán trong ca dao hài hước, châm biếm:
      • Người dân lao động phải vất vả quanh năm nhưng lại bị áp bức, khổ cực. Trái lại, nhiều kẻ ăn trắng mặc trơn đóng vai “phụ mẫu” của dân rồi sống bằng sự lừa lọc những người cả tin..., kẻ không ra gì mà ra vẻ đạo đức... Nhân dân phê phán tất cả những hiện tượng, con người ấy.
      • Có những thói hư, tật xấu như: lười biếng, hèn nhát..v..v… ca dao châm biếm, hài hước cũng là tiếng nói châm biếm, đả kích, phê phán những lối sống, thói quen không tốt, và những con người không tốt trong xã hội
    • Tiếng cười trong ca dao hài hước, châm biếm nói riêng không có những hình thức nghệ thuật mang tính ước lệ của văn chương bác học. Rất hiếm khi gặp điển cố, điển tích trong ca dao dân ca. Nếu có, đó là những điển tích ai cũng biết, ai cũng hiểu.

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá chung về nhân định
  • Mở rộng vấn đề bằng sự liên tưởng và cảm nghĩ của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích một số bài ca dao hài hước trong chương trình ngữ văn 10

Nói về ca dao hài hước, châm biếm, có ý kiến cho rằng:

“Cùng với truyện cười, về sinh hoạt, những bài ca dao hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc trưng của nghệ thuật trào lộng Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội”.

Bằng hiểu biết của mình về ca dao hài hước, châm biếm Việt Nam, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Gợi ý làm bài

Ca dao hài hước, châm biếm chiếm một vị trí đáng kể trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, những bài ca dao hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc trưng của nghệ thuật trào lộng Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội”.

Quả thật, nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa và những bài than thân, còn khá nhiều bài ca dao hài hước, châm biếm. Những bài ca dao này góp phần tạo nên tiếng cười trong cuộc sống còn nhiều vất vả của nhân dân lao động.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Nói thì đâm năm chém mười,

Đến bữa tối trời chẳng dám ra sân, hoặc chơi chữ:                    

Anh hùng là anh hùng rơm,

Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng. ‘

Các hình thức nghệ thuật trên thường kết hợp với nhau để tạo nên cách nói mỉa mai châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, hoặc cần thiết thì đả kích không thương xót.

Như vậy, ca dao hài hước, châm biếm là một loại hình sinh hoạt văn học dân gian chiếm một vị trí đáng kể trong cuộc sống lao động của người dân. Nó góp phần tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội..

Mong rằng với tài liệu trên, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về những câu ca dao hài hước, hiểu hơn về tiếng cười trào lộng cùng vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân qua những câu ca dao. Chúc các em học tốt hơn những bài ca dao trong chương trình học và có thêm bài văn mẫu hay.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF