YOMEDIA

Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Tải về
 
NONE

Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Tà-ôi dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm: Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ lớn, có nhiều tác hay đóng góp cho nền văn học nước nhà. Thơ của ông thường gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người và có giá trị nhân văn sâu sắc.
  • Giới thiệu tác phẩm: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” thể hiện nguồn cảm hứng vô tận của tác giả với những người con đồng bào Tây Nguyên dân tộc thiểu số ít người. Bài thơ thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình yêu của người mẹ dành cho con, hòa chung vào tình yêu quê hương đất nước, tạo thành một tình lớn, mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc.

2. Thân bài

  • Hình ảnh người mẹ địu con giã gạo thể hiện điều gì? Người đồng bào vùng dân tộc thường có thói quen địu con trên lưng khi đi làm nương, làm rẫy, khi giã gạo, quay lúa, dệt vải. Những đứa trẻ thơ vùng cao có lẽ ai cũng từng một thời được sống trên lưng mẹ. Lưng người mẹ ấm áp ấp ủ cho con những giấc mơ đẹp, ru con những trưa nồng oi ả, cho con những khoảng trời tuổi thơ bình yên với những giấc mơ ngoan hiền

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,

Mai sau con lớn vung chày lún sân…

  • Phân tích sự vất vả của người mẹ khi làm việc như thế nào? Những giọt mồ hôi của mẹ rơi xuống thấm qua lớp áo chảy xuống khuôn mặt hồng hào, bụ bẫm của em, chảy cả vào trong giấc mơ của em. Mẹ làm việc rất vất vả, lại còn phải cõng thêm em ở trên lưng, chắc mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.
  • Mong ước của người mẹ? Mẹ em đang vung những nhịp chày, làm việc tạo ra những hạt gạo ấm áp tình quân dân, tình đồng bào, đồng chí. Em nằm ngoan sau lưng mẹ ngủ một giấc no say, những giấc mơ bình yên về một ngày mai tươi sáng.
  • Điều gì làm cho người mẹ vui vẻ làm việc? Một bà mẹ vừa chăm chỉ làm việc, vừa chăm con dành hết tình yêu thương của mình cho đứa con bé bỏng, những người mẹ này cũng chưa giây phút nào quên tình yêu, trách nhiệm với với quê hương, đất nước. “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội. Nhịp chày nghiêng giấc mơ em nghiêng”

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi

Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,

Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

  • Phân tích hình ảnh hai mặt trời để thấy sự khác nhau như thế nào? Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. Người mẹ đồng bào dân tộc đi đâu làm gì cũng luôn phải mang con theo cùng. Những việc mẹ làm vô cùng nặng nhọc nhưng có em ở bên dường như mẹ không còn cảm thấy cô đơn nữa. Mẹ làm việc vì con, mong muốn cho con lớn khôn trưởng thành, có một cuộc sống đầy đủ hơn. Tình yêu của người mẹ thể hiện qua từng ấp ủ, mong muốn nhỏ nhoi. Qua những câu thơ này ta thấy tác giả là một người có trái tim vô cùng nhân hậu. 

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

  • Tác giả đã sử dụng hình ảnh chơi chữ, lối nói ẩn dụ cùng là hình ảnh mặt trời. Mặt trời của mẹ chính là em. Mẹ dành hết tình yêu, sức mạnh của cuộc đời mình để chăm sóc, lo lắng cho em. Mong cho em có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc.

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.

Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,

Mẹ địu em đi để dành trận cuối.

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

  • Hình ảnh các anh cầm súng, các chị cầm chông thể hiện điều gì? Trong khổ thơ này, người mẹ không chỉ địu con làm rẫy, đi rừng hay giã gạo nữa. Mà người mẹ đã địu con vào chiến trường, vào Trường Sơn tham gia giết giặc chống quân thù.
  • Mong ước của người mẹ khi nói với con đi đánh trận cuối? Mẹ địu con đi đánh trận cuối, thể hiện sự quyết tâm của người mẹ trong cuộc chiến đấu khốc liệt này. Đồng thời cũng thể hiện niềm tin tất thắng của toàn thể người dân trên đất nước ta. Chúng ta luôn tin đạo nghĩa sẽ thắng hung tàn, sự đoàn kết ý chí của người dân sẽ xóa tan những âm mưu đen tối.
  • Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ điều gì? Tinh thần chống giặc ngoại xâm của đồng bào ta vô cùng mãnh liệt. Dù với vũ khí nào thì tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm của người đồng bào ta vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta trên dưới đồng lòng trăm người như một.

3. Kết bài

  • Bài thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc của người đồng bào dân tộc, những người có cái bụng thẳng thắn, chân tình. Họ luôn hướng về cách mạng, về những anh bộ đội Cụ Hồ với những tình cảm gắn bó sâu sắc.
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Gợi ý làm bài:

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ có nhiều những đóng góp đáng kể trong nền văn học Việt Nam, những bài thơ của ông để lại nhiều giá trị sâu sắc và đặc biệt nổi bật đó là bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

Những khúc hát ru của người mẹ đã là nguồn cảm hứng vô tận để tác giả sáng tác lên những tác phẩm hay và đặc biệt có ý nghĩa, nó mang những khúc hát ru thu hút những làn điệu nhẹ nhàng trong tâm hồn của tác giả, những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ trong lòng người đọc, những lời ru những em bé ngủ trên lưng những người mẹ khi địu con lên núi, ngủ trên lưng mẹ những em bé này lớn lên từng này, những giấc ngủ ngon đã trở thành một động lực để người mẹ có thể lao động để nuôi dưỡng những người con của mình, mẹ lao động đó là giã gạo, và một nhiệm vụ quan trọng đó là nuôi những chú bộ đội đi chiến đấu, những điều cao cả đó đã được tác giả thể hiện thật sâu sắc, những điều đó mang những đặc trưng riêng và mang những nỗi nhớ riêng biệt, đối với những người mẹ niềm núi này:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,

Mai sau con lớn vung chày lún sân…

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Những việc làm của mẹ đều là muốn chăm cho con lớn khôn, mẹ yêu thương con và yêu thương những chú bộ đội đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc, những nhịp chày dã gạo đã thể hiện mang những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của tác giả, những điều đó đã thể hiện sâu sắc và mang những nhịp điệu riêng và vô cùng ý nghĩa cho tác giả, những nỗi nhớ thương đó thể hiện qua những ngôn ngữ trong tác phẩm này, hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc, những lời ru của người mẹ mong cho người con của mình ngủ ngon và những tâm sự thầm kín mà người mẹ đã thể hiện, mặt trời của bắp đó là mặt trời của nguồn lương thực nuôi sống bộ đội và nuôi con, nhưng mặt trời của mẹ thì nằm trên lưng, đó là tất cả những tình cảm sâu sắc mà người mẹ muốn thể hiện, con là tất cả đối với mẹ, là niềm tin trong sáng là cuộc sống của mẹ:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.

Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,

Mẹ địu em đi để dành trận cuối.

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

Sự mong mỏi của mẹ đó là mong cho con ngoan và khỏe mạnh, những lời tâm sự mà người mẹ đã thể hiện được sâu sắc trong tác phẩm đó là những điều thầm kín và những nỗi niềm sâu rộng mà tác giả đã thể hiện, tình yêu thương của tác giả trong bài này đó là những khoảnh khắc mà tác giả thể hiện qua những trang sách hay mang những giá trị riêng biệt nó biểu hiện tình cảm của mẹ dành cho người con, tình yêu thương đó đã tác động sâu sắc đến tâm hồn của tác giả, những khoảnh khắc đó nhẹ nhàng và tình cảm gắn bó mật thiết và có ý nghĩa vô cùng lớn khi sự yêu thương của mẹ là vô bờ bến. Nhưng mong ước của người mẹ là mong con của mình sau này cũng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội như những người chiến sĩ cách mạng, phục vụ cách mạng.

Những vất vả gian lao của những người mẹ vừa phải nuôi con vừa phải lo chiến đấu cách mạng những người mẹ cao cả này đã để lại nhiều cảm xúc đáng kể cho tác giả, những điều đó không chỉ tạo nên những niềm tin sáng chói mà tạo nên những nhịp điệu riêng trong lòng của tác giả những hình dung đó, những hy sinh cao cả mà người mẹ đã dành nó to lớn và có sức mạnh vô cùng mạnh mẽ, những hình dung đó tạo nên những nhịp điệu riêng và có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hình dung ra những hình ảnh mang những đặc điểm riêng và vô cùng ý nghĩa cho người đọc, những sự hy sinh đó vang vọng và mang những ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, nhiều những hình ảnh mang những giá trị lớn lao khi người phụ nữ vừa nuôi con vừa cầm chông đánh giặc khi có giặc tới…

Sự hy sinh lớn lao đó đã thể hiện được những yếu tố cao cả trong người mẹ mong muốn của người mẹ con mình sẽ trở thành những người có ích và sẽ lo cho đất nước của mình, những điều đó sẽ có ý nghĩa tạo nên những nhịp điệu nhẹ nhàng mà bác hồ đã dạy dỗ

Bài thơ đã thể hiện được tình cảm sâu sắc của những người cách mạng về những tình cảm dành cho những người mẹ địu con và nuôi con bằng cả tấm lòng của mình, những tình cảm đó đã gắn bó mạnh mẽ và sâu sắc trong tâm hồn của mỗi người.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF