Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về hệ quả Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời trong chương trình Địa lí 10 HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Tổng ôn Hệ quả Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời-Cách tính lịch và các loại lịch Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!
CÁCH TÍNH LỊCH VÀ CÁC LOẠI LỊCH
A. Lý thuyết trọng tâm
- Để tính toán thời gian, người Cổ đại đã dựa vào thiên văn để làm lịch, đến nay biết được ba loại lịch phổ biến là dương lịch, âm lịch và âm - dương lịch.
- Âm lịch: là loại lịch cổ của người Xume, tiền thân của người Babilon căn cứ vào vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất để tính. Vì mỗi chu kỳ Mặt Trăng chỉ có 29,5 ngày nên họ quy định trong 12 tháng thì các tháng lẻ có 30 ngày còn các tháng chẵn có 29 ngày. Như vậy, mỗi năm sẽ có 354 ngày. Loại lịch này làm ra bởi những người làm nghề chăn nuôi, ít phụ thuộc vào thời tiết nên lịch này đã không phù hợp với hiện tượng thời tiết của tự nhiên.
- Dương lịch: Được người Ai Cập sử dụng thời cổ đại, căn cứ vào chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời để làm lịch. Trái Đất chuyển động trọn vẹn một vòng quanh Mặt Trời mất 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, thời gian này gọi là năm thật hay năm thiên văn. Nhưng để tiện cho việc làm lịch, người ta chỉ lấy chẵn 365 ngày gọi là năm lịch. Đó là dương lịch.
- Nếu lấy tròn 365 ngày làm năm lịch thì năm lịch sẽ ngắn hơn năm thiên văn khoảng ¼ ngày, cứ 4 năm sẽ mất gần 1 ngày. Như vậy, sau nhiều năm một số năm lịch sẽ không đúng với biểu hiện thời tiết, khí hậu. Năm 45 sau công nguyên. Hoàng đế La Mã Giun Xêda đã ra lệnh cho sửa lại lịch bằng cách cứ sau 3 năm lại có thêm một năm nhuận có thêm 1 ngày, năm nhuận có 366 ngày là các năm chia hết cho 4. Trong năm dương lịch, các tháng 1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày còn 4,6,9,11 có 30 ngày riêng tháng 2 năm thường có 28 ngày còn năm nhuận có 29 ngày. Với cách tính này, sau 384 năm sẽ nhanh hơn năm thiên văn 3 ngày. Năm 325, Giáo hoàng Grêgoa XIII đã bỏ đi 10 ngày sai để lịch khớp với năm thiên văn. Sau đó, quy định riêng đối với các năm chẵn thế kỉ bỏ các năm nhuận là năm chẵn thế kỉ như 1600, 1700,....mà không chia hết cho 400 còn các năm nhuận là năm chẵn thế kỉ chia hết cho 400. Từ đó, cách tính lịch này được áp dụng cho đến hiện nay.
- Âm – dương lịch: Được xây dựng căn cứ vào vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời để làm lịch. Tương tự cách tính lịch của âm lịch nhưng có sự thay đổi để phù hợp với dương lịch. Mỗi năm âm lịch ngắn hơn dương lịch 10 ngày nên để đảm bảo hài hòa giữa độ dài của hai loại lịch cũng như phù hợp với đặc điểm thời tiết, khí hậu mà người ta đặt ra lịch nhuận. Cứ khoảng 3 năm sẽ có một năm nhuận 13 tháng thay vì 12 tháng như năm thường. Năm nhuận được tính là lấy năm dương lịch chia cho 19, nếu số dư là một trong các số 0,3,6, 9, 11, 14, 17 thì đó là năm nhuận. Mặc dù đã có năm nhuận nhưng âm – dương lịch vẫn sai so với chu kì chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời khoảng 20 ngày do đó nếu dùng âm – dương lịch để làm nông nghiệp sẽ không phù hợp với đặc điểm các mùa thời tiết nên cần sử dụng dương lịch. Tuy nhiên, do phong tục tập quán nên nhiều nước vẫn sử dụng âm – dương lịch song song với dương lịch như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Bắc lần lượt là:
A. 22 – 12; 23 – 9 ; 22 – 6 ; 21 – 3.
B. 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12.
C. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.
D. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ;22 – 6.
Đáp án: B
Câu 2: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Nam lần lượt là
A. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6.
B. 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 .
C. 21 – 3 ; 22 – 6 ;23 – 9 ; 22 – 12 .
D. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.
Đáp án: A
Câu 3: Theo dương lịch , mùa hạ ở bán cầu bắc từ ngày 22 – 6 đến ngày 23 – 9 . Vậy mùa hạ ở bán cầu Nam theo dương lịch sẽ là
A. Từ 21 – 3 đến 22 – 6.
B. Từ 22 – 6 đến 23 – 9.
C. Từ 23 – 9 đến 22 – 12.
D. Từ 22 – 12 đến 21 – 3.
Đáp án: C
Câu 4: Theo dương lịch thì mùa xuân ở Việt Nam và một số nước khác ở bán cầu Bắc từ ngày nào dưới đây?
A. 22/6 đến 21/3.
B. 22/6 đến 23/9.
C. 22/12 đến 21/3.
D. 21/3 đến 22/6.
Đáp án D.
Câu 5: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở Việt Nam và một số nước khác ở bán cầu Bắc lần lượt là
A. 22/12; 23/9; 22/6; 21/3
B. 21/3; 22/6; 23/9; 22/12
C. 22/6; 23/9; 22/12; 21/3
D. 23/9; 22/12; 21/3; 22/6
Đáp án B.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Hệ quả Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời-Cách tính lịch và các loại lịch Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- 41 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các vấn đề liên quan đến thổ nhưỡng quyển Địa lí 10 có đáp án
- 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập sự thay đổi bề mặt Trái đất do chịu tác động của ngoại lực Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !