YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Tác động của địa hình đến gió núi-thung lũng Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố kiến thức về tác động của địa hình đến các loại gió địa phương như: gió núi, gió thung lũng,... HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Tác động của địa hình đến gió núi-thung lũng Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

GIÓ NÚI – THUNG LŨNG

Ở miền núi, độ cao làm sinh ra các loại gió địa phương đó là gió phơn, gió núi, gió thung lũng.

A. Lý thuyết trọng tâm

- Trong các hệ thống núi thường thấy có gió thay đổi hướng theo chu kì một ngày đêm, loại gió đó gọi là gió núi - thung lũng. Ban ngày gió thổi từ thung lũng lên đỉnh núi là thung lũng, ban đêm gió thổi từ trên đỉnh núi xuống thung lũng là gió núi. Nguyên nhân sinh ra gió này chính là do sự chênh lệch nhiệt độ ở cùng độ cao của không khí ở sườn núi và trên thung lũng.

- Ban ngày, không khí trên sườn núi nóng hơn nên bốc lên cao, không khí ở thung lũng lạnh, nên xuất hiện gió thổi từ thung lũng đến sườn núi đi lên gọi là gió thung lũng. Gió thung lũng thường oi bức (nóng, ẩm).

- Ban đêm sườn núi bức xạ mạnh hơn nên hiện tượng xảy ra ngược lại với quá trình diễn ra ban ngày, gió trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng gọi là gió núi. Gió núi thường mát dịu mát hơn gió thung lũng.

- Gió núi và thung lũng thể hiện đặc biệt rõ rệt vào mùa hạ còn về mùa đông yếu hơn.

Gió núi – thung lũng.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1: Gió biển và gió đất là loại gió

A. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.

B. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.

C. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi hướng ngày và đêm.

D. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.

Đáp án: C

Câu 2: Gió đất có đặc điểm

A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.

B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.

D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Đáp án: A

Câu 3: Gió biển là loại gió

A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.

B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.

D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Đáp án: D

Câu 4: Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió là 30oC thì lên tới độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là

A. 19,5oC.   B. 19,2oC.   C. 19,7oC.   D. 19,4oC.

Đáp án: B

Giải thích: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.

- Khoảng cách từ độ cao 200m đến độ cao 2000m là 1800m, nên ta có số nhiệt độ đã giảm đi là: (1800 x 0,6) / 100 = 10,8oC.

- Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là: 30 – 10,8 = 19,2oC.

Câu 5: Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm là đặc điểm của gió nào dưới đây?

A. Gió đất.     B. Gió biển.     C. Gió fơn.      D. Gió núi.

Đáp án A.

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-7 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Tác động của địa hình đến gió núi-thung lũng Địa lí 10​​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON