YOMEDIA

Tổng ôn Các đặc điểm của Miền khí hậu nóng ẩm tác động đến địa hình Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Tổng ôn Các đặc điểm của Miền khí hậu nóng ẩm Địa lí 10 do ban biên tập HOC247 ôn tập và củng cố các đặc điểm của miền khí hậu nóng ẩm trong chương trình Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

MIỀN KHÍ HẬU NÓNG ẨM

A. Lý thuyết trọng tâm

- Ở miền khí hậu nóng ẩm phong hóa hoá học diễn ra mạnh. Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ đá kèm theo sự biến đổi thành phần hoá học của đá và khoáng vật. Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hoá học là hoạt động hoá học của nước, của một số hợp phần không khí như oxi, khí cacbonic và tác dụng hoá sinh của sinh vật. Sở dĩ nước tự nhiên có khả năng hoạt động hoá học là vì nó có một bộ phận phân li thành các ion H+ và 0H-, đặc biệt khi trong nước có CO2 hoà tan thì khả năng hoạt động hoá học của nó càng rõ rệt. Khi nhiệt độ tăng trong chừng mực thích hợp, khả năng hoạt động hoá học của nước cũng tăng lên. Do đó, tại các vùng nóng ẩm, tác dụng phong hoá của nước thể hiện mạnh hơn; còn ở các vùng khí hậu lạnh, khả năng ấy kém dần; khi nhiệt độ hạ xuống dưới 00C thì hầu như không còn nữa. 

-  Những nơi đá dễ thấm nước và dễ hoà tan như đá vôi, thạch cao, do tác động của nước trên mặt, nước ngầm và khí cacbonic đã xuất hiện các dạng địa hình đặc biệt như địa hình cacxtơ. Quá trình hòa tan và tạo thành những dạng địa hình khác nhau ở trên mặt đất và ở dưới sâu được gọi là quá trình cacxtơ. Cường độ của quá trình cacxtơ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khí hậu, do đó mặc dù địa hình cacxtơ gặp được từ cực cho tới xích đạo nhưng tương ứng với mỗi đới khí hậu, địa hình cacxtơ lại có những nét riêng. Ở miền nhiệt đới ẩm, vì nhiệt độ cao nên lượng CO2 hoà tan trong nước ít hơn so với miền cực, nhưng quá trình cacxtơ vẫn phát triển với cường độ rất lớn nhờ lượng mưa và nhất là nhờ hàm lượng axít hữu cơ rất cao (do sinh vật phát triển mạnh). Với nền nhiệt cao ẩm lớn, nước ta có tương đối nhiều hang động cacxtơ ví dụ như động Phong Nha, động Hương Tích, ...

- Ở miền khí hậu nóng ẩm, lượng mưa lớn (kết hợp nhiệt ẩm cao hình thành lớp vỏ phong hóa dày) nên quá trình xâm thực do nước chảy diễn ra mạnh theo chiều sâu với cường độ nhanh làm tăng mức độ chia cắt ngang, chia cắt sâu và biến đổi địa hình nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật hoặc canh tác nông nghiệp lạc hậu. Địa hình xâm thực do nước chảy trên mặt bao gồm nhiều loại khác nhau như các rãnh nông (do nước mưa rơi xuống chảy tràn), khe rãnh xói mòn (dòng chảy tạm thời xuất hiện khi có mưa lớn) ... Mưa nhiều dẫn đến quá trình xâm thực mạnh  và đồng thời quá trình bồi tụ cũng diễn ra nhanh, hình thành địa hình các đồng bằng châu thổ. Các đồng bằng châu thổ sông rất phổ biến ở miền khí hậu nóng ẩm như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mê Kông, đồng bằng sông Hằng, ...

Những biện pháp canh tác nông nghiệp lạc hậu suốt thế kỷ 19 gây nên hiện tượng xói mòn đất đai nghiêm trọng, dần hình  thành  rãnh núi có độ sâu hơn 45m bang Georgia (Mỹ).

Xói mòn đất do dòng chảy tạm thời (mưa)

B. Bài tập vận dụng 

Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí

A. Thuộc châu A      

B. Nằm ven biền Đông, phía tây Thái Bình Dương

C. Nằm trong vùng nội chí tuyền      

D. Nằm trong vùng khí hậu gió mùa

Câu 2: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở

A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương

B. Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đên 2000 mm

C. Trong năm có hai mùa rõ rệt

D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm

Câu 3: Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do

A. Quanh năm có góc nhập xạ lớn và có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh

B. Phần lớn diện tích nước ta là vùng đồi núi

C. Có nhiệt độ cao quanh năm

D. Quanh năm trời trong xanh ít nắng

Câu 4: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình 1500 – 2000 mm/năm nguyên nhân chính là do

A. Tín phong mang mưa tới

B. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn

C. Các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền

D. Địa hình cao đón gió gây mưa

Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng?

A. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có một lần mặt trời lên thiên đỉnh

B. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh

C. Trong năm, miền Bắc có 1 lần còn miền Nam có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh

D. Trong năm, miền Bắc có 2 lần còn miền Nam có 1 lần mặt trời lên thiên đỉnh

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn Các đặc điểm của Miền khí hậu nóng ẩm Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF