Hai cây phong được trích từ phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp. Câu chuyện kể về những kí ức trong trẻo của những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu gắn liền với hai cây phong trên đỉnh đồi. Đồng thời, xen kẽ với mạch truyện ấy là câu chuyện kể về tình thầy trò của người thầy Đuy-xen và cô bé An-tư-nai. Để nắm được nội dung bài học cũng như cách làm các đề văn xoay quanh tác phẩm này, các em có thể tham khảo bài soạn văn tổng hợp dưới đây:
1. Văn bản Hai cây phong
1.1. Tóm tắt
Truyện ngắn “Hai cây phong” là phần đầu tiên trong tập truyện “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai–Ma –Tốp. Câu chuyện tái hiện lại toàn cảnh vùng quê nghèo Cư–rô–giơ–xtan ở những năm giữa thế kỉ 20 qua hình tượng sống động nhân cách hóa “hai cây phong” được miêu tả bằng trí tưởng tượng và một tâm hồn nghệ sĩ của nhân vật “tôi” – một đứa con của quê hương.
Câu chuyện bắt đầu bằng việc kể đến ngôi làng Ku–ku–rêu với hình ảnh hai cây phong. Không ai biết hai cây đó được trồng từ bao giờ chỉ biết nó gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ của biết bao đứa trẻ – và “tôi”. Đối với dân làng, hai cây phong giống như ngọn hải đăng trên núi thể hiện cho tiếng nói, cho tâm hồn của cả dân làng. Chính vì vậy, khi đi xa trở về, việc đầu tiên “tôi” làm là đưa mắt nhìn về phía ngọn đời, nơi hai cây phong thân thuộc đang đứng, nơi chứa đựng biết bao niềm vui, nổi buồn ngày nhỏ của “tôi”.
Hai cây phong được lớn lên, phát triển với tuổi thơ của các đứa trẻ hết “lớp này qua lớp khác”. Cứ mỗi lần bắt đầu được nghỉ hè, bọn trẻ lại chạy ào đến đây để phá tổ chim, chơi đùa, chạy nhảy giữa núi đồi, trong những bóng râm mát rượi của hai cây phong. Các cậu bé cứ cố gắng leo lên cao, tận ngọn hai cây phong cao vút để phóng tầm mắt đi xa để có thể nhìn được cả một thế giới bao la, những vùng đất chưa từng được biết, những con sông mà mình chưa được nghe tên.
“Tôi” thuở ấy chỉ biết chơi đùa, gắn bó tuổi thơ với hai cây phong, tìm đến hai cây phong để tận hưởng âm thanh kỳ diệu, rì rào như điệu nhạc mà không hề biết vì sao ở đó được gọi là “Trường Đuy – sen”. Mãi về sau, “tôi” nghe biết được câu chuyện cảm động về hai cây phong. Nó được gắn liền với một người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng thầy đã vun trồng lên bao ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. Người đó là Thầy Đuy–Sen, thầy giúp cô bé An–tư–nai đang học ở trường làng lên tỉnh học tập để sau đó cô trở thành một nữ viện sĩ tài giỏi. Hai cây phong được thầy Đuy-sen mang về cho An-tư-nai, mong muốn em trồng chúng lớn lên với hi vọng em sẽ trưởng thành và trở thành người tốt. An–tư–nai đã cùngngười chiến sĩ Hồng Quân (Đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen và cô bé An–tư–nai) trồng hai cây phong trên ngọn đồi của làng
1.2. Bài giảng Hai cây phong
Hai cây phong là đoạn trích gây xúc động với người đọc bởi tình yêu quê hương sâu sắc qua hình tượng hai cây phong và câu chuyện về người thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. Bài giảng chi tiết Hai cây phong sẽ giúp các em cảm nhận rõ về những tình cảm này. Chi tiết bài giảng, các em có thể tham khảo tại đây: Bài giảng Hai cây phong.
2. Bài soạn Hai cây phong
2.1. Bài soạn tóm tắt
Đoạn trích Hai cây phong nói về tình cảm thầy trò cùng những kí ức tuổi thơ của những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu. Đồng thời, đoạn trích cũng khắc họa những khát khao, ước vọng của những người bạn nhỏ đã gắn tuổi thơ mình với hai cây phong trên đỉnh đổi. Với hệ thống bài soạn tóm tắt được Học247 biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK sẽ giúp các em nắm được những nội dung cần đạt khi học văn bản này. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây: Bài soạn tóm tắt Hai cây phong.
2.2. Bài soạn chi tiết
Hai cây phong là văn bản được trích từ phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp. Đó là những kỉ niệm khó quên về thời thơ ấu của những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu. Bên cạnh bài soạn tóm tắt, Học247 còn biên soạn cho các em bài soạn văn chi tiết để các em dễ dàng nắm được các nội dung cần đạt khi học tiết văn bản này. Các em có thể tham khảo bài soạn văn tại đây:
Bài soạn chi tiết Hai cây phong.
3. Bài văn mẫu Hai cây phong
3.1. Phân tích đoạn trích
Đề bài: Phân tích đoạn trích Hai cây phong
Hai cây phong là một đoạn trích từ truyện Người thầy đầu tiên. Đoạn trích những dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kí ức về những buổi chạy lên đồi để phá tổ chim, để trèo lên hai cây phong phóng tầm mắt về phía chân trời. Đồng thời đó còn là mạch truyện kể về tình thầy trò của thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai. Để hiểu rõ hơn về đoạn trích này, các em có thể tham khảo bài văn mẫu tại đây: Phân tích đoạn trích Hai cây phong.
3.2. Cảm nhận về đoạn trích
Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Hai cây phong trong Người thầy đầu tiên
Một đoạn trích gợi nhớ cho người đọc về quãng thời thơ ấu với bao kỉ niệm trong trẻo, hồn nhiên. Đó là những kỉ niệm của lũ trẻ làng Ku-ku-rêu gắn liền với hình ảnh hai cây phong trên đỉnh đồi. Để cảm nhận được rõ hơn, mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu tại đây: Cảm nhận về đoạn trích Hai cây phong.
3.3. Suy nghĩ về hình ảnh hai cây phong
Đề bài: Suy nghĩ về hình ảnh hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp
Tuổi thơ của trẻ em trên thế giưới đều giống nhau, đó là khoảng thời gian thơ ngây, trong sáng và hồn nhiên nhất của một đời người. Cũng vậy, trẻ em ở làng Ku-ku-rêu cũng có những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp gắn liền với hình ảnh hai cây phong nằm trên đỉnh đồi. Hai cây phong là nhân chứng chứng kiến biết bao tuổi thơ của những đứa trẻ nơi đây. Đồng thời, hai cây phong còn là nơi thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gửi gắm những hi vọng, ước nguyện về tương lai tương sáng của những đứa trẻ nghèo nơi đây. Để cảm nhận về điều này rõ hơn, các em có thể tham khảo bài văn mẫu sau:
Suy nghĩ về hình ảnh hai cây phong.
>>> Bài soạn tiếp theo: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----