YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập Bài 4 tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

 
NONE

Ở Bài 4: Những di sản văn hóa (Văn bản thông tin) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo các em sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về bản sắc văn hóa Việt Nam. Đồng thời, trau dồi kiến thức thực hành viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ cụ thể. Nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài soạn Ôn tập Bài 4 tóm tắt dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn tập kiến thức các văn bản đã học

* Văn bản thông tin tổng hợp là một dạng của văn bản báo chí được viết theo lối tổng hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp. Tiêu biểu cho dạng này là văn bản thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm,…Mục đích của việc lồng ghép các yếu tố như trên nhằm giúp việc truyền tải thông tin của  văn bản thêm sinh động, hiệu quả hơn.

* Bản tin là thể loại cơ bản của văn bản báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm. Bản tin có chức năng thông tin sự kiện một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy, báo điện tử, đài phát thanh và đài truyền hình. Bản tin có nhiều loại bản tin ảnh, bản tin chữ. Riêng bản tin chữ là có tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, tin dự báo,… mà với mỗi dạng có thể thức riêng. Chẳng hạn: Tin vắn là tin không có đầu đề, dài dưới 100 chữ. Tin thường thì có đầu đề và độ dài từ 100 đến 350 chữ,…Chất lượng của bản tin thể hiện ở tính thời sự, xác thực, hàm súc,…

* Quan điểm của người viết: Người viết bản tin phải đảm bảo tính khách quan, chuẩn xác trong việc đưa tin, nhưng khi cần cũng thể hiện rõ lập trường nhân văn, bảo vệ đạo lí và thuần phong mĩ tục, tôn trọng pháp luật, khẳng định, biểu dương cái thiện, phủ định, phê phán cái ác,…

1.2. Ôn lại yêu cầu và cách viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ

1.2.1. Kiểu bài

Bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu là kiểu bài trình bày quy trình, phương pháp, các dữ liệu và kết quả của một quá trình nghiên cứu.

1.2.2. Các yêu cầu

- Nội dung trình bày chính xác, đầy đủ, hợp lí các kết quả nghiên cứu.

- Ngôn ngữ chính xác, khách quan.

- Sử dụng hợp lí cước chú và các phương tiện phi ngôn ngữ như số liệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ.

- Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo đúng quy cách.

- Bố cục bài viết đảm bảo các phần:

+ Nhan đề: Khái quát được đề tài nghiên cứu

+ Tóm tắt: Nêu bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu.

+ Cơ sở lí thuyết: Nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng để triển khai đề tài.

+ Kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả nghiên cứu với lí lẽ và bằng chứng thích hợp.

+ Kết luận: Khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài.

+ Tài liệu tham khảo: Sắp xếp tài liệu liên quan đến đề tài theo tên tác giả, tên tài liệu, năm xuất bản…

1.2.3. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị viết

a. Xác định đề tài

- Đề tài của bài viết chính là vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên chọn vấn đề mới hoặc cách nhìn mới về vấn đề có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm, hứng thú.

- Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

- Bạn cần trả lời các câu hỏi: Bản báo cáo này được viết với mục đích gì? Người đọc bản báo cáo này là ai? Từ đó, xác định nội dung, cách viết phù hợp.

b. Thu thập tài liệu

- Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bạn cần tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như báo chí, sách biên khảo, bài phỏng vấn chuyên gia, các công trình nghiên cứu khoa học... Bạn có thể đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách trả lời những câu hỏi: Tài liệu được công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố...

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

a. Tìm ý

- Bạn đã xử lí các tư liệu thu thập được và phác thảo các ý tưởng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, dự tính những trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.

b. Lập dàn ý

- Từ các ý đã tìm được, bạn sắp xếp các ý đảm bảo các phần trong bố cục bài báo cáo. Các đề mục cần được diễn đạt rõ ràng-loogic. Liên kết cùng hướng về làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu.

Bước 3: Viết bài

Bố cục bài viết đảm bảo các phần:

+ Nhan đề: Khái quát được đề tài nghiên cứu

+ Tóm tắt: Nêu bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu.

+ Cơ sở lí thuyết: Nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng để triển khai đề tài.

+ Kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả nghiên cứu với lí lẽ và bằng chứng thích hợp.

+ Kết luận: Khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài.

+ Tài liệu tham khảo: Sắp xếp tài liệu liên quan đến đề tài theo tên tác giả, tên tài liệu, năm xuất bản…

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 4

Câu 1: Xác định mục đích viết và mục đích lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm (và nghị luận nếu có) vào văn bản thông tin theo mẫu dưới đây (làm vào vở):

Văn bản

Mục đích viết

Yếu tố được lồng ghép

Mục đích lồng ghép

Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

 

 

 

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

 

 

 

Trả lời:

Văn bản

Mục đích viết

Yếu tố được lồng ghép

Mục đích lồng ghép

Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Giới thiệu về tranh Đông Hồ

Miêu tả, tự sự

Làm cho văn bản sinh động hơn

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Giới thiệu về Chợ nổi

Miêu tả, tự sự, biểu cảm

Làm cho văn bản sinh động hơn và bày tỏ được cảm xúc của người viết

Câu 2: Xác định dạng thức thể loại, tác dụng của việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong các văn bản thuộc bài học này theo mẫu dưới đây (làm vào vở):

Văn bản

Thể loại, kiểu văn bản

Phương tiện

Tác dụng

Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

 

 

 

Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống

 

 

 

Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật

 

 

 

Lí ngựa ô ở hai vùng đất

 

 

 

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

 

 

 

Trả lời: 

Văn bản

Thể loại, kiểu văn bản

Phương tiện

Tác dụng

Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Văn bản thông tin tổng hợp

Hình ảnh, thuật ngữ: tay co, bìa, ván

Giúp văn bản thêm sinh động, rõ ràng, phong phú.

Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống

Bản tin-tin tổng hợp

Hình ảnh

Giúp người đọc hình dung được điều mà người viết muốn nói đến

Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật

Bản tin-tin vắn

 

 

Lí ngựa ô ở hai vùng đất

Thơ

Từ địa phương: ‘’phá’’, ‘’truông’’

Giúp văn bản thêm phần thú vị

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Văn bản thông tin tổng hợp

Hình ảnh, từ địa phương: ‘hôn’’, ‘’bẹo’’

Giúp minh họa rõ ràng đối tượng đang được nói đến

Câu 3: Nêu một số nét tương đồng và khác biệt về cách đưa tin và sự bộc lộ quan điểm của người viết trong một bản tin theo mẫu dưới đây (làm vào vở):

Văn bản

Cách đưa tin

Quan điểm người viết

Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống

 

 

Thêm một bản dịch ‘’Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật

 

 

 

Trả lời: 

Văn bản

Cách đưa tin

Quan điểm người viết

Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống

Đưa tin đầy đủ, cụ thể về thời gian, địa điểm, người tham dự, các sự kiện khác diễn ra hôm đó

Tôn trọng các giá trị văn hóa, đưa tin đúng thực tế, đảm bảo tính khách quan

Thêm một bản dịch ‘’Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật

Tóm tắt nhưng thông tin chính, quan trọng nhất một cách ngắn gọn, hàm súc

Đảm bảo tính khách quan, chuẩn xác, lập trường nhân văn

Câu 4: Nêu tóm tắt một số điểm khác biệt mà bạn cho là đáng lưu ý trong quy trình viết văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề (có thể sử dụng mẫu bảng dưới đây và làm vào vở):

Các bước

Kiểu bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề

Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

 

 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

 

 

Bước 3: Viết bài

 

 

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

 

 

 

Trả lời:

Các bước

Kiểu bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề

Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt

Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục phải tự sắp xếp cho phù hợp

Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng

Bước 3: Viết bài

Triển khai ý thành đoạn, thành bài

Có từ ngữ liên kết

Có thể linh hoạt 2 cách sắp xếp

Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa

Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Luận điểm, dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý

Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự

Câu 5: Theo em, có thể giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc bằng cách nào? Nêu một vài đề xuất cụ thể của bạn đối với các di sản văn hóa ở địa phương mình.

Trả lời: 

+ Phát huy qua hình thức các tour du lịch

+ Có những chương trình quảng bá như các cuộc thi, quay video, hội chợ, lễ hội văn hóa

+ Tổ chức các chuyến tham quan, ngoại khóa

+ Đưa vào giáo dục trong nhà trường

Ví dụ như về nghệ thuật múa rối nước. Có thể tổ chức một buổi triển lãm về nghệ thuật múa rối nước. Kèm đó là các màn biểu diễn kết hợp với các video quảng bá, tuyên truyền.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON