YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập Bài 3 tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

 
NONE

Trong Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (Thơ) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo các em sẽ được tiếp cận và phân tích các tác phẩm thơ về tình yêu thiên nhiên, con người. Đồng thời, trau dồi kiến thức thực hành viết văn nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ cụ thể. Nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài soạn Ôn tập Bài 3 tóm tắt dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn tập kiến thức các văn bản đã học

* Chủ thể trữ tình là chủ thể của tiếng nói trữ tình trong bài thơ. Đọc thơ trữ tình, trước mắt ta không chỉ xuất hiện những cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, những con người, sự kiện mà còn gợi lên hình tượng một ai đó đang ngắm, nhìn, đang  rung động, suy tưởng về chúng, về cuộc sống nói chung. Hình tượng ấy chính là chủ thể trữ tình trong thơ. Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “ta”, “chúng ta”, “anh”, “em”,... hoặc nhập vai vào một nhân vật nào đó, cũng có thể là “chủ thể ẩn”. Các hình thức xuất hiện nêu trên của chủ thể trữ tình cũng có thể thay đổi, xen kẽ trong một bài thơ.

* Vần và nhịp là những yếu tố quan trọng tạo nên nhạc điệu trong thơ:

- Vần tạo cho lời thơ một sự kết dính âm vang đầy ấn tượng, đồng thời làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Cách gieo vần phụ thuộc vào yêu cầu và quy cách riêng của mỗi thể thơ. Nhưng nói chung, xét về vị trí xuất hiện, có cần chân (cước vận) là vần giữa các chữ ở cuối dòng thơ; cần lưng (yêu vận) là vần giữa chữ cuối của dòng trước với chữ ở gần cuối hay ở khoảng giữa của dòng thơ sau, hoặc giữa các chữ ngay trong một dòng thơ. Xét về thanh điệu, có vần thanh trắc (T) và vần thanh bằng (B).

- Nhịp (hay ngắt nhịp) là cách tổ chức sắp xếp sự vận động của lời thơ, thể hiện qua các chỗ dừng, chỗ nghỉ khi đọc bài thơ. Nhịp thơ là yếu tố cơ bản nhất của nhịp điệu. Nhịp thơ được tạo nên chủ yếu bởi cách ngắt dòng và cách ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ.

- Trước hết, ngắt nhịp liên quan đến cách xuống dòng. Diều này phụ thuộc vào số lượng chữ của dòng thơ. Ví dụ: thơ lục bát luân phiên ngắt dòng 6 – 8, thơ song thất lục bát luân phiên ngắt dòng 7 -7 – 6 – 8; các thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ,7 chữ, 8 chữ,... đều có nhịp ngắt dòng riêng. Với thơ tự do, cách ngắt nhịp theo dòng rất đa dạng, bởi số tiếng trong mỗi dòng thơ không bị ràng buộc chặt chẽ.

- Thứ đến, nhịp thơ còn toát ra từ cách ngắt nhịp trong từng dòng thơ, câu thơ. Ví dụ: thơ 7 chữ thường ngắt nhịp 4/3, thơ 5 chữ thường nhắt nhịp 2/3; việc thay đổi cách ngắt nhịp quen thuộc trong dòng thơ thường là có dụng ý: cũng là câu thơ lục bát nhưng cách ngắt nhịp khác nhau tạo nên hiệu quả khác nhau.

* Từ ngữ, hình ảnh trong thơ mang lại sức gợi cảm lớn, có khả năng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Hình ảnh trong thơ thường được tạo ra bằng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ,... nhằm tạo nên sức truyền cảm, sự phong phú, bóng bẩy cho ý thơ.

1.2. Ôn lại yêu cầu và cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

1.2.1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.

1.2.2. Các yêu cầu

- Về nội dung:

+ Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề bài thơ.

+ Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

 - Về kĩ năng:

+ Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.

+ Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.

 + Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

1.3. Cách làm

- Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

- Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

- Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 3 

Câu 1: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):

Văn bản

Chủ đề

Hình thức nghệ thuật đặc sắc

Hương Sơn phong cảnh

   

Thơ duyên

   

Lời má năm xưa

   

Nắng đã hanh rồi

   

Trả lời:

Văn bản

Chủ đề

Hình thức nghệ thuật đặc sắc

Hương Sơn phong cảnh

 Tình yêu thiên nhiên, phong cảnh, đất nước.

 Điệp từ, từ ngữ biểu cảm, bộc lộ trực tiếp, từ láy.

Thơ duyên

 Tình yêu thiên nhiên, tình yêu lứa đôi

 Hình ảnh trữ tình; từ láy; nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc; lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về “duyên” của con người.

Lời má năm xưa

 Sự giao cảm giữa thiên nhiên và con người.

 Hình thức kể chuyện hồi tưởng; sử dụng ngôi kể thứ nhất; từ ngữ đặc trưng của vùng miền.

Nắng đã hanh rồi

 Tình yêu thiên nhiên

 Cách gieo vần độc đáo; từ ngữ gợi hình.

Câu 2: Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.

Trả lời: 

Văn bản

Chủ thể trữ tình

Hương Sơn phong cảnh

  Chủ thể ẩn và chủ thể nhập vai “khách tang hải”

Thơ duyên

  Chủ thể ẩn và chủ thể xưng danh rõ ràng

Lời má năm xưa

  Chủ thể xưng danh rõ ràng

Nắng đã hanh rồi

  Chủ thể xưng danh rõ ràng

Câu 3: Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?

Trả lời: 

Một số lưu ý bản thân rút ra được từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này:

- Cần đọc kĩ các bài thơ.

- Nắm được tác giả, đặc điểm phong cách của tác giả để hiểu bài thơ hơn.

- Xác định chủ đề của văn bản, các đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.

- Xác định chính xác chủ thể trữ tình trong văn bản.

Câu 4: Hãy rút ra những điều cần lưu ý:

- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.

- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

Trả lời:

- Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.

+ Có dàn ý chi tiết.

+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.

+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.

+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.

- Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

+ Có dàn ý chi tiết.

+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.

+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.

+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.

Câu 5: Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã học.

Trả lời: 

Huy Cận là một trong số những nhà thơ có nhiều đóng góp cho phong trào thơ Mới. Thơ ông mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của một người dân ý thức sâu sắc về cảnh ngộ của non sông đất nước và số phận con người. Bài thơ Tràng Giang là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông.

Mở đầu bài thơ là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, lời thơ ấy cho chúng ta thấy cảm hứng sáng tác của bài thơ đồng thời dẫn dắt độc giả bước vào không gian thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ. Cảm nhận đầu tiên là thiên nhiên bao la rộng lớn với những con sóng gợn lăn tăn, gối đầu lên nhau "điệp điệp" như không dứt. Điểm vào không gian bao la ấy là con thuyền bé nhỏ lênh đênh "xuôi mái song song" không phương hướng. Đứng trước thiên nhiên bao la, con người cảm thấy cô đơn, trôi dạt thông qua hình ảnh ẩn dụ “củi một cành khô lạc mấy dòng”.

Con người cô đơn, cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng, cũng hoang vắng đến nao lòng: “lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu…sông dài trời rộng bến cô liêu”. Vẫn là sông nước mênh mông, vẫn là không gian bao la rộng lớn, nhưng chỉ thưa thớt vài cồn cát, hắt hiu vài ngọn gió lạ cùng với vài cánh bèo lặng lờ trôi. Hàng loạt từ láy “mênh mông”, “lặng lẽ” … kết hợp cùng điệp từ “không” và cụm từ “không một chuyến đò”, “không cầu” đã đẩy sự hoang vắng lên đến cực điểm, đưa độc giả đến tận cùng nỗi cô đơn, lạc lõng. Không gian càng rộng lớn bao la bao nhiêu thì con người càng cô đơn lạc long bấy nhiêu. Phải chăng đó là sự đồng điệu, giao cảm tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người.

Ở khổ thơ cuối cùng, đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ: mây trắng chuyển động thành từng lớp, cánh chim nhỏ nhoi chao nghiêng bay về sau một ngày mệt nhọc, không cần chất xúc tác “khói hoàng hôn” nhà thơ cũng nhớ về quê hương, nhớ về cả thời đại. Với thể thơ 7 chữ cùng bút pháp chấm phá tả ít gợi nhiều, người đọc thấy rõ bức tranh thiên nhiên kì vĩ, bao la cùng với đó là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ.

Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Gấp trang thơ lại, người đọc có thể thấy được tâm trạng cô liêu của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận. Đồng thời người đọc cũng thấy được mối giao hòa, gắn bó đồng điệu giữa thiên nhiên và con người. Đúng như cụ Nguyễn Du từng nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm 

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON