Bài thơ Nắng đã hanh rồi mang người đọc đến những trải nghiệm thú vị về khí trời mùa đông với những tia nắng nhẹ hoà vào cơn gió se se lạnh báo hiệu mùa xuân sắp về. Bài soạn Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo sẽ giúp các em có thêm kiến thức về văn bản, đồng thời hiểu hơn những tình cả à tác giả dành cho quê hương mình. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiền mùa đông ở trước sân nhà, trên những mái tranh và khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi.
1.2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả tài tình
- Thể thơ bảy chữ, gieo vần cuối câu
- Giọng thơ lúc tươi vui, lúc thủ thỉ tâm tình, réo rắt đi vào lòng người
- Ngôn từ thuần Việt, giàu cảm xúc
2. Soạn bài Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương
Câu 1: Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả ở thời điểm nào? Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện điều đó.
Trả lời:
Thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả vào thời điểm một ngày mùa đông nắng hanh
- Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông ''Nắng đã vàng hanh như phấn bay''
- Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông
- Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông
Câu 2: Bài thơ là lời của ai nói với ai? Điều đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?
Trả lời:
Bài thơ như lời bày tỏ của nhân vật ''anh'' đến nhân vật ''em'' thông qua miểu tả, cảm nhận thiên nhiên xung quanh. Những câu từ như một lời mời gọi, mời ''em'' đến với không gian, thiên nhiên ngày nắng. Điều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tifnh nên độc đáo, giàu màu sắc và cảm xúc.
Câu 3: Nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ.
Trả lời:
Qua các khổ thơ, ta thấy được tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ. Như khổ 1, vần được gieo là vần ''ay'': bay, gày, hay. Hay như khổ 2, vần được gieo ở đây là vần ''anh'': tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1,2 và 4 của khổ thơ. Từ đó, ta có thể dễ dàng bắt được nhịp điệu, âm tiết của bài.
Câu 4: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy.
Trả lời:
- Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên, đất nước.
- Cảm hứng chủ đạo: thiên nhiên ngày nắng hanh và nỗi nhớ trong tình yêu
- Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ:
+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu báo hiệu mùa đông, tiết trời hanh khô, se lạnh.
+ “Em ở nhà xa, em có hay; em có hình dung, em có nghe”…: những câu hỏi tu từ không có lời đáp thể hiện nỗi nhớ của người ở lại với người em ở xa.
Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm
---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm