Khi sử dụng từ ngữ linh hoạt và đúng chuẩn mực, nội dung biểu đạt của văn bản sẽ trở nên mạch lạc, rõ ràng hơn. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 71 tóm tắt thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em nhận biết và sửa một số lỗi dùng từ thường gặp. Từ đó tự tin hơn trong quá trình tạo lập văn bản. Chúc các em có những bài văn thật hay!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Lỗi dùng từ
Trong quá trình sử dụng tiếng Việt, do sự đa dạng về ngôn ngữ dễ dẫn đến các lỗi dùng từ. Có thể do hình thức ngữ âm hoặc người dùng chưa hiểu rõ nghĩa từ ngữ được dùng.
1.2. Phân loại lỗi dùng từ
Có thể phân loại một số lỗi dùng từ như sau:
- Lỗi lặp từ
Cách sửa: Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lắp bằng từ ngữ khác.
Lưu ý: Cần phân biệt lỗi lặp từ với biện pháp lặp từ để liên kết văn bản (phép lặp) hoặc để nhấn mạnh một nội dung nào đó (phép điệp).
- Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
Cách sửa: Sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ âm. Trong câu trên, chúng ta phải dùng từ “thiếu sót”.
- Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Cách sửa: Thay thế từ đúng nghĩa. Trong ví dụ trên, chúng ta thay từ “truyền tụng” bằng “truyền đạt”.
- Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp
Cách sửa: Thêm, bớt, thay thế từ ngữ cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ. Trong câu trên, chúng ta cần thêm từ “đến” hoặc “tới” sau từ “quan tâm”: Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản
Cách sửa: Lược bỏ, thay thế bằng từ ngữ phù hợp. Trong câu trên, chúng ta lược bỏ từ “kính yêu”.
2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71
Câu 1: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau
a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt
b. Nó không hề giấu giếm ba mẹ chuyện gì
c. Ngày mai , lớp em sẽ đi thăm quan động Hương Tích
d. Những bài hát bất tử ấy sẽ còn lại mãi với thời gian
đ. Tôi rất thích bài ''Thơ duyên'' của xuân Diệu vì bài ''Thơ duyên'' của xuân Diệu rất hay
e. Tôi xin phiền Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi
Trả lời:
a. Thời cơ đã đến nhưng họ lại không biết nắm bắt
b. Nó không hề giấu ba mẹ chuyện gì
c. Ngày mai , lớp em sẽ đi tham quan động Hương Tích
d. Những bài hát bất hủ ấy sẽ còn lại mãi với thời gian
đ. Tôi rất thích bài ''Thơ duyên'' của xuân Diệu vì nó rất hay
e.Tôi mong Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.
Câu 2: Nối các nội dung sau sao cho phù hợp
A |
B |
Đề xuất |
Đưa một người giứ chức vụ cao hơn |
Đề cử |
Trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên |
Đề đạt |
Giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu |
Đề bạt |
Đưa ra một ý kiến, giải pháp |
Trả lời:
- Đề xuất - đưa ra một ý kiến, giải pháp
- Đề cử - giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu
- Đề đạt - trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên
- Đề bạt - đưa một người giứ chức vụ cao hơn
Câu 3: Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng.
a. Làm bộ, làm dáng, làm cao.
b. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhóm.
c. Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt.
Trả lời:
a. Làm bộ , làm dáng, làm cao
- Hắn ta làm bộ như không thèm để ý
- Lan là một cô gái ddieju đà, thích làm dáng
- Mặc dù bộ bàn ghế không phải hàng quý hiếm nhưng chủ cửa hàng vẫn làm cao không bán nó
b. Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhõm
- Cô ấy nhẹ nhàng đứng dậy ra về
- Gió thổi nhè nhẹ qua cành lá
- Sau khi nghe bác sĩ thông báo là bệnh có thể chữa khỏi , bà ấy cảm thấy nhẹ nhõm hơn
c. Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt
- Đó là một bông hoa nho nhỏ
- Dù chỉ là một món quà nhỏ nhoi nhưng Lan cảm thấy rất vui
- Hắn ta là một kẻ nhỏ nhen, ích kỷ
- Cô ấy rất quan tâm đến nhân viên của mình ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất.
Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm
---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm