YOMEDIA

Soạn bài Lời má năm xưa - Trần Bảo Định tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

 
NONE

Văn bản Lời má năm xưa kể về câu chuyện dạy con sống phải biết yêu thương động vật của người mẹ, qua đó giúp người đọc nhận định rõ hơn về mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Bài soạn Lời má năm xưa - Trần Bảo Định tóm tắt thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về văn bản và rút ra bài học ý nghĩa về cuộc sống cho bản thân. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Văn bản nói về lòng yêu thương loài vật của con người. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính.

1.2. Nghệ thuật

- Tình huống truyện độc đáo hấp dẫn

- Ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc Nam Bộ

2. Soạn bài Lời má năm xưa - Trần Bảo Định 

Câu 1: Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết nội dung bao quát của văn bản.

Trả lời:

- Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”: Hối hận, bối rối; Tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”…

- Nội dung bao quát của văn bản: Nỗi ân hận của nhân vật xưng “tôi” khi kể lại câu chuyện 70 năm trước đã bắn bị thương một con chim thằng chài.

Câu 2: Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai là người thực sự đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời: 

- Theo em, trong câu chuyện trên, người thực sự đã cứu sống chim thằng chài là má của nhân vật tôi.

- Bởi chỉ sau khi nghe câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã thức tỉnh nhân vật tôi. Sau đó là một loạt hành động của nhân vật tôi chăm sóc và cứu sống chim thằng chài.

Câu 3: Việc lặp lại câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” có ý nghĩa gì?

Trả lời: 

- Việc lặp lại câu hỏi “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” giúp nhân vật tôi thức tỉnh và thay đổi nhận thức, hành động của mình, đồng thời góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại.

- Câu hỏi như một lời răn dạy và trách móc với người con phải biết sống yêu thương muôn loài, hãy đặt bản thân vào vị trí của người khác để thấu hiểu.

- Sống cần có lòng thương cảm, thấu hiểu.

Câu 4: Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật?

Trả lời:

Từ nội dung “câu chuyện cũ” của nhân vật “tôi”, em có suy nghĩ về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, loài vật:  con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau, con người và thiên nhiên đều có quyền được sống, quyền bảo vệ sự sinh tồn của chính mình. Con người không thể tự cho mình quyền tước đoạt sự sống của thiên nhiên, loài vật.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm 

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON