Đất nước ta có rất nhiều cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, trong bài Hương Sơn phong cảnh, tác giả Chu Mạnh Trinh đã mở ra cho người đọc không gian bình yên và tĩnh lặng của danh thắng Hương Sơn. Bài soạn Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh tóm tắt thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về địa danh này đồng thời bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước của bản thân. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.
1.2. Nghệ thuật
- Từ ngữ có giá trị tạo hình cao
- Giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau
- Ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng
2. Soạn bài Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh
Câu 1: Xác định bố cục bài thơ.
Trả lời:
- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cái nhìn bao quát của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn
- Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp cụ thể của Hương Sơn
- Phần 3 (còn lại): Tư tưởng từ bi bác ái và tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước.
Câu 2: Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.
Trả lời:
Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ: vẻ đẹp diễm lệ, vẻ đẹp thoát tục, vẻ đẹp diệu kì, vẻ đẹp vĩnh hằng…
Câu 3: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?
Trả lời:
- Chủ thể trữ tình của bài thơ là tác giả
- Chủ thể đó là chủ thể ẩn và chủ thể nhập vai thể hiện qua từ “khách tang hải”.
Câu 4: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.
Trả lời:
- Bốn câu thơ đầu: thể hiện sựu thành kính ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp toàn cảnh Hương Sơn.
- 14 câu thơ tiếp: Quan sát miêu tả cụ thể từng chi tiết phong cảnh Hương Sơn, say mê với vẻ đẹp thanh khiết trong ngần của thiên nhiên, công trình kiến trúc tài hoa của con người.
- 5 câu thơ cuối: Chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình tước vẻ đẹp của Hương Sơn, sự khóng khoáng, lãng tử qua câu thơ cuối “Càng trông phong cảnh càng yêu”.
Câu 5: Phát biểu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.
- Các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm hứng là:
Yếu tố |
Ví dụ |
Tác dụng |
Từ ngữ, hình ảnh |
Đệ nhất động |
Từ ngữ thể hiện sự tôn vinh vị thế đặc biệt của Hương Sơn. |
Ao ước, giật mình, khéo họa… |
Từ ngữ thể hiện trực tiếp tình cảm của chủ thể trữ tình |
|
thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây |
Từ tượng thanh tượng hình, gợi âm thanh, màu sắc sống động nơi Hương Sơn |
|
Biện pháp tu từ |
Non non, nước nước, mây mây… |
Điệp từ thể hiện vẻ đẹp kì vĩ, hài hoà, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc bày ra trước mắt. |
cá nghe kinh |
Nhân hoá: sự vật có linh hồn, sống động, hoà hợp. |
|
hỏi rằng đây có phải? |
Câu hỏi tu từ: bâng khuâng, mơ màng, hư hư thực thực. |
Câu 6: Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.
Trả lời:
- Vai trò của vần: Tạo nên sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, vần chân: nay (câu 2), mây mây (câu 3), phải (câu 4), trái (câu 5); kinh (câu 6) kinh (câu 7)...; cần lưng: mây mây (câu 3), đây (câu 4), kình (câu7), mình (câu 8).
- Vai trò của nhịp: Cách ngắt nhịp trong bài thơ theo thể hát nói khá đa dạng. Sự đan xen câu dài, ngắn; cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ, lúc nhanh, lúc chậm, lúc khoan thai, khi gấp gáp như bước chân du khách thưởng lãm phong cảnh núi rừng tươi đẹp, trữ tình, thoát tục, phù hợp với niềm bay bổng của tâm hồn du khách lúc như tỉnh, lại có lúc như mơ.
Câu 7: Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.
Trả lời:
Nhắc đến cảnh đẹp của Việt Nam thì không thể bỏ qua cái tên Cát Bà. Đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km. Đảo Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Khí hậu trên đảo rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau. Đến với Cát Bà ta còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của biển, các loại hải sản tươi sống được đánh bắt và dưới bàn tay lành nghề của các đầu bếp nơi đây. Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian. Đặc biệt, nếu ai đến thăm Cát Bà vào ngày 1/4 – ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo, ta còn được xem lễ hội đua thuyền rồng, các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, hay các trò chơi dân gian gắn liền với đặc trưng của biển.
Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm
- Soạn bài chi tiết Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh
- Bài giảng Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh
---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm