YOMEDIA

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội tóm tắt nằm trong chương trình mới - Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Bài soạn sẽ giúp các em nắm vững kiểu bài, các yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội cụ thể, từ đó trau dồi kĩ năng viết văn ngày càng tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Kiểu bài

Văn bản nghị luận một vấn đề xã hội là kiểu văn bản dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó.

1.2. Các yêu cầu

- Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.

- Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội, thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ của người viết.

- Hướng người đọc đến một nhận thức đúng và có thái độ, giải pháp phù hợp trước vấn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.

- Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

- Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức thuyết phục.

- Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.

1.3. Cách làm

- Mở bài: nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề.

- Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết trước các biểu hiện đúng sai/ tốt/xấu); sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Kết bài: khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn để cùng thái độ, lập trường của người viết.

2. Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội 

Câu 1: Ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?

Trả lời:

- Ngữ liệu trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội:

+ Mở bài: Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận

+ Thân bài: Đã giải thích được vấn đề cần nghị luận và thể hiện được quan điểm của người viết. Có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, bằng chứng thuyết phúc, xác thực, gần gũi.

+ Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề cùng thái độ, lập trường của người viết.

Câu 2: Việc tác giả dùng đoạn đầu trong thân bài để đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” có tác dụng như thế nào trong cách triển khai vấn đề?

Trả lời:

Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu trong phần thân bài là rất hợp lí. Bởi nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang muốn nói tới; là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết phục cho một bài văn nghị luận.

Câu 3: Nhận xét về cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản.

Trả lời:

Cách người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Đưa ra lí lẽ, sau đó dẫn luôn dẫn chứng để chứng minh cho lí lẽ đó là xác thực.

Câu 4: Nêu một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình, nhận xét về cách thể hiện ấy.

Trả lời:

- Một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình:

+ “Theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng”.

+ “Theo tôi mỗi người trẻ chúng ta cần và nên có thần tượng”.

- Nhận xét: việc sử dụng một số từ ngữ và câu văn như vậy giúp cho bài viết nghị luận mang tính chủ quan, thể hiện rõ cách nhìn của người viết đối với vấn đề chính trong bài.

Câu 5: Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên?

Trả lời:

Từ việc tìm hiểu văn bản mẫu em rút ra lưu ý trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống:

- Nêu và giải thích vấn đề mình sẽ nghị luận.

- Cần nêu lên quan điểm, thái độ của cá nhân.

- Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, có sức thuyết phục.

- Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm 

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON