YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực môn Vật Lý 7

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho năm học mới sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực môn Vật Lý 7, được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP HIỆN TƯỢNG NHẬT THỰC VÀ NGUYỆT THỰC

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a.   Nhật thực 

Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.

Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực. Nhưng khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, mắt có thể an toàn quan sát hiện tượng này trong lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Những người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để chứng kiến và chụp ảnh.

Có bốn kiểu nhật thực:

·         Nhật thực toàn phần xảy ra khi đĩa tối của Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời, cho phép quan sát được vầng hào quang bao quanh Mặt Trời hay vành nhật hoa bằng mắt với dụng cụ bảo vệ. Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, chỉ có thể quan sát thấy nhật thực toàn phần từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất.

·         Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời. Vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt Trăng. Thời gian diễn ra nhật thực hình khuyên lâu hơn nhật thực toàn phần nhưng cũng chỉ kéo dài trong vài phút.

·         Nhật thực lai là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm. Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra.

·         Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời. Hiện tượng này thường được quan sát thấy ở nhiều nơi trên Trái Đất bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm. Tuy nhiên, một số kiểu nhật thực chỉ có thể quan sát thấy như là nhật thực một phần, khi vùng bóng tối trượt qua một trong hai vùng cực Trái Đất và đường trung tâm lúc này không cắt qua bề mặt của Trái Đất. Nhật thực một phần thường không có ảnh hưởng đáng kể tới độ sáng của Mặt Trời, vì cần có độ che khuất lớn hơn 90% để sự tối có thể nhận thấy được bằng mắt thường. Ngay cả với 99% đĩa Mặt Trời bị che khuất, bóng tối vẫn không tối hơn. Tất nhiên, nhật thực một phần (hay pha một phần của các loại nhật thực khác) vẫn có thể quan sát được nếu ta xem Mặt Trời qua một kính lọc tối (nên được sử dụng để đảm bảo an toàn cho mắt).

b. Nguyệt thực 

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của Trái Đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Không giống như nhật thực, mà chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt trăng. Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực một phần: 6 giờ.

Ba kiểu nguyệt thực chính

·         Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.

·         Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất  màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng . Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần.

·         Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng  đi qua vùng nửa tối của Trái Đất . Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng  sẽ mờ và tối đi.

Giải thích tại sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực:

    Dựa vào các điều sau đây để giải thích:

    - Định luật truyền thẳng của ánh sáng.

    - Chỉ có Mặt Trời là nguồn sáng còn Trái Đất và Mặt Trăng là hai vật được chiếu sáng.

    - Mặt Trăng luôn chuyển động quay quanh Trái Đất nên sẽ có những lúc Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng tức sẽ có Trái Đất và Mặt Trăng che khuất lẫn nhau.

        + Khi Mặt Trăng nằm giữa, tức Mặt Trăng che không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Trái Đất thì xảy ra hiện tượng nhật thực (hiện tượng nhật thực xảy ra vào ban ngày).

        + Khi Trái Đất nằm giữa, tức Trái Đất che không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực (hiện tượng nguyệt thực xảy ra vào ban đêm).

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:

a) Nhật Thực quan sát được vào ………………………………..………….khi ……………………che khuất ánh sáng từ ……………………………

b) Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm ………………..…..khi ……………………che khuất………….

Hướng dẫn giải:

a) Nhật Thực quan sát được vào ban ngày khi Mặt Trăng che khuất ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất.

b) Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm rằm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Bài 2: Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?

Hướng dẫn giải:

Đêm rằm Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng, khi đó mới mới có thể chặn ánh sáng của mặt trờikhông chochiếu xuống mặt trăng.

Bài 3: An và bình nhìn lên bầu trời thấy trăng hình lưỡi liềm. Bình nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng An quả quyết là không phải. Nếu An đúng thì theo em An đã căn cứ vào đâu?

Hướng dẫn giải:

Nếu An đúng thì An căn cứ vào thời gian, lúc các bạn nhìn thấy trăng hình lưỡi liềm vào mùng 1 âm lịch, khi đó gọi là trăng non. Còn Nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm.

Bài 4: Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, tại sao?

Hướng dẫn giải:

Nói như vậy là không đúng. Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực,chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của mặt trăng trên trái đất và những người đứng trong vùng lân cận (vùng bóng nửa tối) mới có thể quan sát được hiện tượng. những người không đứng trong vùng này thì không thể quan sát được hiện tượng nhật thực.

Bài 5: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng.

Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời.

Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.

BBan đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

D. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

Bài 2: Chọn câu trả lời sai? Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:

A. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.

B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.

C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời

Dhoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.

Bài 3: Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng                           

B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng

CTrái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời                           

D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời

Bài 4: Hiện tượng …… xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và khi đó………nằm giữa hai thiên thể kia. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.

A. Nguyệt thực/ Mặt Trăng                                         

BNguyệt thực/ Trái Đất

C. Nhật thực/ Mặt Trăng                                             

D. Nhật thực/ Trái Đất

Bài 5: Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ta thấy:

A. Mặt đất bị che khuất hoàn toàn ánh nắng mặt trời.

B. Mặt trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

C. Mặt trời bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.

D. Một phần mặt trời bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.

E. Một phần Mặt trời bị che khuất và thấy các tai lửa của mặt trời

Bài 6: Trong hai hiện tượng : nhật thực , nguyệt thực , hiện tượng nào dễ quan sát hơn?

A. Hiện tượng nhật thực dễ quan sát hơn

B. Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn

C. Cả hai hiện tượng dễ quan sát như nhau

Bài 7: Khi có nguyệt thực thì:

A. Trái đất bị Mặt trăng che khuất.

B. Mặt trăng bị Trái đất che khuất.

C. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa.

D. Mặt trời không chiếu sáng Mặt trăng che khuất.

Bài 8. Vì sao khi có nhật thực, đứng trên mặt đất vào ban ngày trời quang mây, ta lại không nhìn thấy Mặt Trời.

A. Vì mặt trời lúc đó không phát ánh sáng nữa.

B. Vì lúc đó Mặt Trời không chiếu sáng Trái Đất nữa.

C. Vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.

D. Vì mắt ta lúc đó đột nhiên bị mù, không nhìn thấy gì nữa

Bài 9. Câu nào đúng nhất?

A. Khi có nhật thực, mặt trăng tạo ra bóng tối trên trái đất.

B. Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào ban đêm.

C. Nhật thực chỉ xuất hiện vào ban ngày với mặt trời là nguồn sáng.

D. Cả 3 phương án đều đúng

Bài 10. Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào:

A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng

B. Định luật phản xạ ánh sáng

C. Định luật khúc xạ ánh sáng

D. Cả 3 định luật trên

Bài 11. Tại một nơi có xảy ra nhật thực một phần, khi đó:

A. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng.

B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần mặt trăng.

C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng.

D. Người ở đó không nhìn thấy một phần mặt trời.

Bài 12. Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:

A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.

B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.

D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF