YOMEDIA

Phương pháp giải một số dạng bài tập thường gặp trong Hóa vô cơ 12 năm 2020

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Phương pháp giải một số dạng bài tập thường gặp trong Hóa vô cơ 12 năm 2020 được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án cụ thể để các em đối chiếu kết quả bài làm, từ đó tự đánh giá năng lực bản thân, có kế hoạch ôn tập cụ thể, đạt kết quả thật cao trong các kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG HÓA VÔ CƠ 12 NĂM 2020

 

BÀI TẬP VỀ ĐIỆN PHÂN

1. Phương pháp giải chung

- Đối với dạng này chúng ta cần phải viết được sản phẩm của quá trình điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch. Đặc biệt là điện phân dung dịch:

+ Ở catot ( cực âm): Thứ tự xảy ra điện phân như sau: Au3+, Ag+, Cu2+, H+, Pb2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Zn2+, H2O, Al3+, Mg2+, Ca2+, Na+, K+

Ví dụ:                                            

Ag+  + 1e→ Ag

H2O + 2e→  H2  + 2OH-

+ Ở anot (cực dương): thứ tự xảy ra điện phân như sau: I-, Br-, Cl-, OH-, H2O, SO42-, NO3-

Ví dụ:                  

2Cl → Cl2  + 2e

2H2O→ O2↑ + 4H+ + 4e

- Vận dụng công thức của định luật Faraday:

M = (A.I.t) : (n.F)

Trong đó: m là khối lượng chất thu được ở các điện cực ( g)

A là nguyên tử khối của chất ở điện cực

I là cường độ dòng điện (A)

t là thời gian điện phân (s)

n là số e nhường hoặc nhận của chất ở điện cực

F là hằng số faraday = 96500

2. Một số bài tập tham khảo

Bài 1. Điện phân dung dịch CuSO4 nồng độ 0,5M với điện cực trơ trong thì thu được 1gam Cu. Nếu dùng dòng điện một chiều có cường độ 1A, thì thời gian điện phân tối thiểu là

A. 50 phút 15 giây.                                                                                   

B. 40 phút 15 giây.

C. 0,45 giờ.                                                                                              

D. 0,65 giờ.

Bài 2. Điện phân một dung dịch muối nitrat của một kim loại M hóa trị n với cường độ dòng I = 9,65 A, thời gian điện phân 400 giây thì thấy khối lượng catot tăng 4,32 gam. M là kim loại:

A.Cu                                        

B. Ag                                      

C. Fe                                  

D. Zn

Bài 3. Điện phân 500 ml dung dịch A chứa CuCl2 0,2 M, NaCl 0,1 M với cường độ dòng điện I= 4 A, thời gian t giây đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại.Giá trị của t là:

A. 4250 giây                          

B. 3425 giây                           

C. 4825 giây                        

D. 2225 giây

Bài 4. Điện phân 2 lít dung dịch AgNO3 0,03 M một thời gian thu được dung dịch A có pH= 2. Hiệu suất điện phân là: ( coi thể tích dung dịch không đổi)

A. 66,67%                                 

B. 25%                                  

C. 30%                               

D. 33,33%

Bài 5. Điện phân 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,2 M đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng lại thu được dung dịch A. Dung dịch A có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Fe? ( biết rằng có khí NO duy nhất thoát ra ngoài)

A. 8,4 gam                          

B. 4,8 gam                              

C. 5,6 gam                              

D. 11,2 gam

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG CỦA CO2, SO2 VỚI CÁC DUNG DỊCH KIỀM

1. Định hướng phương pháp giải chung:

Đưa số mol kiềm về số mol của ion OH-, sau đó viết PTHH, tính theo PTHH đó: có 2 dạng bài toán

Bài toán thuận: Cho chất tham gia phản ứng, tìm sản phẩm: Với bài toán loại này ta chỉ cần tính tỉ số mol gữa OH- và O2 (SO2)

Đặt k= nOH-/nCO2 Khi đó nếu:

+ k≤ 1 sản phẩm thu được là muối axit, tức là chi xảy ra phản ứng: OH-+ CO2 →HCO3-(1)

+ k≥ 2sản phẩm thu được là muối trung hòa, tức là chỉ xảy ra phản ứng: 2OH- + CO2 → CO32-+ H2O (2)

+ 1< k < 2 : sản phẩm gồm cả 2 muối, tức là xảy ra cả (1) và (2), khi đó lập hệ phương trình theo số mol CO2 và số mol OH- sẽ tìm được số mol 2 muối.

Bài toán nghịch: Cho sản phẩm, hỏi chất tham gia phản ứng:

VD: Cho x mol CO2 tác dụng với a mol OH- tạo thành b kết tủa ( b mol muối trung hòa). Tìm giá trị x biết a,b.

Giải: Với bài toán này thì chúng ta chú ý đến giá trị a, b.

-Nếu a=2b thì bài toán rất đơn giản x= b

-Nếu a> 2b thì bài toán có thể có 2 đáp số vì xảy ra 2 trường hợp

+ Trường hợp 1: OH- dư, tức là chỉ xảy ra phản ứng (2) Vậy x= b

+ Trường hợp 2; Xảy cả 2 phản ứng (1),(2): Vậy x= a-b

Chú ý: Để giải được bài toán dạng này chúng ta cần hểu;

+ Cho dù đầu bài cho CO2 hay SO2 tác dụng với 1 hay nhiều dung dịch kiềm thì ta cũng đưa hết về số mol OH-

+Nếu bài toán yêu cầu tính số mol kết tủa thì giữa số mol CO32- (SO32-) và Ba2+ (Ca2+) ion nào có số mol nhỏ hơn thì số mol kết tủa tính theo ion đó.

2. Một số bài tập tham khảo

Bài 1. Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 15 gam.                        

B. 5 gam.                         

C. 10 gam.                             

D. 20 gam.

Bài 2. Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Vậy thể tích V của CO2

A. 2,24 lít.

B. 6,72 lít.

C. 8,96 lít.

D. 2,24 hoặc 6,72 lít

Bài 3. Cho 56ml khí CO2 hấp thụ hết vào 100ml dung dịch chứa NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,02M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 0,0432g                           

B. 0,4925g                        

C. 0,2145g                                       

D. 0,394g

Bài 4. Dẫn V lít khí CO2 ( ở đktc) qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng x M , sau phản ứng thu được 3 gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A thu được thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của V và x là

A. 1,568 lit và 0,1 M             

B. 22,4 lít và 0,05 M                

C. 0,1792 lít và 0,1 M    

D. 1,12 lít và 0,2 M

Bài 5. Cho V lít khí SO2 ( ở đktc) vào 700 ml Ca(OH)2 0,1 M sau phản ứng thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 2,24 lít hoặc 1,12 lít           

B. 1,68 lít hoặc 2,016 lít         

C. 2,016 lít hoặc 1,12 lít               

D. 3,36 lít

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG CỦA CO, H2, C, Al VỚI OXIT KIM LOẠI

1. Định hướng phương pháp giải chung

- Phương chung để giải là dùng phương pháp bảo toàn electron hoặc bảo toàn nguyên tố hoặc bảo toàn khối lượng để giải.

- Chú ý : +  Trong các phản ứng của C, CO, H2 thì số mol CO= nCO2, nC= nCO2, nH2= nH2O.

+  Các chất khử C, CO, H2 không khử được các oxit MgO, Al­2O3 và các oxit khác của kim loại kiềm và kiềm thổ.

+ Đa số khi giải chúng ta chỉ cần viết sơ đồ chung của phản ứng, chứ không cần viết PTHH cụ thể, tuy nhiên các phản ứng nhiệt nhôm nên viết rõ PTHH vì bài toán còn liên quan nhiều chất khác.

+ Thực chất khi cho CO, H2 tác dụng với các chất rắn là oxit thì khối lượng của chất rắn giảm đi chính là khối lượng của oxi trong các oxit.

2. Một số bài tập tham khảo

Bài 1..Trộn hỗn hợp bột Al với bột Fe2O3 dư. Khơi mào phản ứng của hỗn hợp ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí. Sau khi kết thúc phản ứng cho những chất còn lại tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít khí hidro (đktc).Số gam bột nhôm có trong hỗn hợp đầu là:

A. 0,27 gam                       

B. 2,7 gam                                   

C. 0,027 gam                          

D. 5,4 gam

Bài 2. Hỗn hợp G gồm Fe3O4 và CuO. Cho hiđro dư đi qua 6,32 gam hỗn hợp G nung nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn G1 và 1,62 gam H2O. Số mol của Fe3O4 và CuO trong hỗn hợp G ban đầu lần lượt là:

A. 0,05; 0,01                

B. 0,01; 0,05                        

C. 0,5; 0,01                      

D. 0,05; 0,1

Bài 3. .Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư nung nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc). Thể tích H2 là:

A. 4,48 lít                        

B. 5,6 lít                            

C. 6,72 lít                              

D. 11,2 lít

Bài 4. Một hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Al2O3 có khối lượng là 42,4 gam. Khi cho X tác dụng với CO dư, nung nóng người ta thu được 41,6 gam hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí gồm CO, CO2, khi cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Khối lượng kết tủa này bằng:

A. 4 gam                         

B. 16 gam                           

C. 9,85 gam                      

D. 32 gam

Bài 5. Đốt nóng một hỗn hợp X gồm bột Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí. Những chất rắn còn lại sau phản ứng, nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Hỏi số mol Al trong X là bao nhiêu?

A. 0,3 mol                                     

B. 0,6 mol                   

C. 0,4 mol                       

D. 0,25 mol

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải một số dạng bài tập thường gặp trong Hóa vô cơ 12 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON