Mời các em học sinh cùng tham khảo Phương pháp giải dạng bài tập về dao động của vật rắn môn Vật Lý 10 năm 2021-2022. Tài liệu tóm tắt các nội dung lý thuyết quan trọng, cùng với các câu bài tập đa dạng, bao quát đầy đủ và chi tiết các nội dung chính của bài học, qua đó giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải bài tập. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của các em.
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Cách 1. Phương pháp năng lượng
Giải theo cách 1 thì phải chọn gốc thế năng cho phù hợp (thường sử dụng cho các bài toán có hệ lực phức tạp)
Cách 2. Phương pháp động lực học
Giải theo cách 2 thì phải phân tích lực và chọn một trục quay (thường sử dụng cho các bài toán có hệ lực đơn giản).
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1. Cho cơ hệ như hình vẽ, quả cầu đặc có khối lượng m, bán kính r lăn không trượt trong máng có bán kính R. Máng đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Tìm chu kì dao động nhỏ của quả cầu. Cho biết momen quán tính của quả cầu đặc \({{I}_{G}}=\frac{2}{5}m{{r}^{2}}\).
Hướng dẫn
Chọn gốc thế năng hấp dẫn tại tâm O của máng cong.
Quả cầu lăn không trượt nên K là tâm quay tức thời.
Cơ năng của quả cầu tại li độ góc α.
Phương pháp năng lượng.
\(W=-mg(R-r)\cos \alpha +{{I}_{K}}\frac{\omega _{K}^{2}}{2}=const(*)\)
Với: \(\left\{ \begin{align} & {{I}_{K}}=\frac{2}{5}m{{r}^{2}}+m{{r}^{2}}=\frac{7}{5}m{{r}^{2}} \\ & {{V}_{G}}={{\omega }_{O}}(R-r)={{\omega }_{K}}r \\ \end{align} \right.\)
\(\Rightarrow \omega {{'}_{O}}(R-r)={{\omega }_{K}}'r=\alpha ''(R-r)\)
Vậy: \(g\alpha +\frac{7}{5}(R-r)\alpha ''=0\Leftrightarrow \alpha ''+\frac{5g}{7(R-r)}\alpha =0.\)
Vậy quả cầu dao động điều hòa với biên độ nhỏ với chu kì: \(T=2\pi \sqrt{\frac{7(R-r)}{5g}}\)
Phương pháp động lực học.
Vì quả cẩu lăn không trượt nên K là tâm quay tức thời.
Phương trình động lực học vật rắn đối với tâm K.
\(-mgr\sin \alpha ={{I}_{K}}\gamma \)
Với \(\begin{align} & {{I}_{K}}=\frac{2}{5}m{{R}^{2}}+m{{R}^{2}}=\frac{7}{5}m{{R}^{2}}; \\ & \gamma =\frac{R-r}{r}\alpha '' \\ \end{align}\)
Kết quả thu được phương trình:
\(\alpha ''+\frac{5g}{7(R-r)}\alpha =0.\) Ta lại có kết quả trên.
Ví dụ 2. Cho cơ hệ gồm ròng rọc hình trụ khối lượng M bán kính R và lò xo có độ cứng k, vật có khối lượng m. Dây không giãn, khối lượng không đáng kể, đầu A cố định, dây không trượt trên ròng rọc. Tìm chu kì dao động của vật m.
Hướng dẫn
Phương pháp động lực học.
Xét cơ hệ tại vị trí cân bằng: Fđh = 2Pm + PM = Mg + 2mg = k\(\Delta {{\ell }_{o}}\)
Phương trình động lực học khi vật m ở dưới vị trí cân bằng đoạn x.
Mặt khác: VB = VC + ωR = 2VC nên x” = aB = 2γR = 2aC. Thay vào (1),(2),(3) ta được:
\(\left\{ \begin{array}{l} (1) \Leftrightarrow {T_B} = mg - mx''\\ (2) \Leftrightarrow {T_B} - {T_A} = \frac{M}{4}x'' \Rightarrow {T_A} = mg - mx'' - \frac{M}{4}x''\\ (3) \Leftrightarrow Mg + 2mg - k\Delta {\ell _o} - 2mx'' - \frac{M}{4}x'' - k\frac{x}{2} = \frac{M}{2}x'' \end{array} \right.\)
\(\Leftrightarrow x''+\frac{2k}{8m+3M}x=0(*)\)
Đặt: \({{\omega }^{2}}=\frac{2k}{8m+3M}\Rightarrow T=\pi \sqrt{\frac{2(8m+3M)}{k}}\)
Phương pháp năng lượng.
Chọn gốc thế năng hấp dẫn qua tâm C của ròng rọc khi ở vị trí cân bằng.
Xét hệ tại vị trí cân bằng: \(Mg+2mg=k\Delta {{\ell }_{o}}\)
Xét cơ năng của hệ.
\(W=-mgx-Mg\frac{x}{2}+\frac{1}{2}k{{(\Delta {{\ell }_{o}}+\frac{x}{2})}^{2}}+\frac{1}{2}m{{V}^{2}}+{{I}_{K}}\frac{{{\omega }^{2}}}{2}=const\)
Lấy đạo hàm hai vế với x’ = V = VC + ωR = 2ωR; ω = α’ ta được:
\(-mgx'-Mg\frac{x'}{2}+\frac{1}{2}k2(\Delta {{\ell }_{o}}+\frac{x}{2})\frac{x'}{2}+\frac{1}{2}m2VV'+{{I}_{K}}\frac{2\omega \omega '}{2}=0\)
\(\Leftrightarrow -mgV-Mg\frac{V}{2}+k(\Delta {{\ell }_{o}}+\frac{x}{2})\frac{V}{2}+mVx''+\frac{3}{2}M\frac{V}{2}\frac{x''}{2}=0\)(*)
Với: vật m đi xuống đoạn x thì M đi xuống x/2 và quay thêm được cung có độ dài x/2 ứng với góc quay α nên: \(\frac{x}{2}=\alpha R\) hay x = 2αR hay x” = 2ω’R.
(*) \(\Leftrightarrow k\frac{x}{4}+(m+\frac{3}{8}M)x''=0\Leftrightarrow x''+\frac{2k}{8m+3M}x=0\). Ta thu được kết quả như trên.
Ví dụ 3. Một nửa vòng xuyến mảnh bán kính R, khối lượng m thực hiện các dao động(không trượt) trên mặt nhám nằm ngang. Ở vị trí cân bằng khối tâm G của nửa vòng xuyến ở dưới tâm O đoạn d = 2R/π. Tìm chu kì dao động T1 ứng với các biên độ nhỏ?
Hướng dẫn
Khi vòng xuyến dao động với biên độ nhỏ thì tâm O của nó di chuyển trên đường nằm ngang XX’. Chọn gốc thế năng tại đường thẳng XX’.
Cơ năng của vòng xuyến tại li độ góc α.
\(W=-mgd\cos \alpha +{{I}_{K}}\frac{{{\omega }^{2}}}{2}=const(*)\)
Với: \(\left\{ \begin{align} & \omega =\alpha '\Rightarrow \omega '=\alpha '' \\ & {{I}_{O}}={{I}_{G}}+mO{{G}^{2}}\Rightarrow {{I}_{G}}-{{I}_{O}}=m{{R}^{2}}-m{{d}^{2}}=m({{R}^{2}}-{{d}^{2}}) \\ \end{align} \right.\)
\(\Rightarrow {{I}_{K}}={{I}_{G}}+m{{(R-d)}^{2}}=m2R(R-d)\)
Lấy đạo hàm hai vế của phương trình (*)
\(mgd\sin \alpha .\alpha '\text{ + }{{\text{I}}_{K}}\frac{2\omega \alpha ''}{2}=mg\frac{2R}{\pi }\alpha \text{ + 2m}{{\text{R}}^{2}}(1-\frac{2}{\pi })\alpha ''=0\)
\(\Leftrightarrow \alpha ''+\frac{g}{R(\pi -2)}\alpha =0\)
Vậy vòng xuyến dao động điều hòa với chu kì: \(T=2\pi \sqrt{\frac{R(\pi -2)}{g}}\)
Ví dụ 4. Cho cơ hệ như hình vẽ, thanh đồng chất OC khối lượng m, chiều dài 2R có thể quay quanh trục Oz nằm ngang của một khối hình trụ cố định bán kính R. Đầu C của thanh gắn với trục của một đĩa mỏng đồng chất có bán kính R, khối lượng 2m; đĩa tiếp xúc với khối trụ. Khi cơ hệ chuyển động trong mặt phẳng xOy vuông góc với Oz, đĩa lăn không trượt trên khối trụ. Kéo thanh OC lệch góc nhỏ φo so với phương thẳng đứng rồi buông nhẹ. Tính chu kì dao động của cơ hệ. Bỏ qua ma sát ở các ổ trục và ma sát lăn giữa đĩa mỏng và khối trụ.
Hướng dẫn
Chọn gốc thế năng hấp dẫn trùng với trục Ox. Năng lượng của cơ hệ gồm thanh OC và đĩa tại li độ góc φ.
Động năng: \({{W}_{d}}={{I}_{O}}\frac{\omega _{O}^{2}}{2}+{{I}_{K}}\frac{\omega _{K}^{2}}{2}\)
Với \({{I}_{O}}=m\frac{{{(2R)}^{2}}}{12}+m{{R}^{2}}=\frac{4}{3}m{{R}^{2}}\)là momen quán tính của thanh OC đối với trục quay qua O và \({{\omega }_{O}}\)là vận tốc góc của thanh OC quay quanh O.
\({{I}_{K}}=2m\frac{{{R}^{2}}}{2}+2m{{R}^{2}}=3m{{R}^{2}}\) là momen quán tính của đĩa C quanh tâm quay tức thời K, ωK là vận tốc góc của đĩa C quanh tâm quay tức thời K.
Mối liên hệ giữa ωO và ωK: VC = ωO.2R = ωK.R \(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & {{\omega }_{K}}=2{{\omega }_{O}} \\ & {{\omega }_{O}}=~\varphi \\ & \omega {{'}_{K}}=2\omega {{'}_{O}}=2\varphi '' \\ \end{align} \right.\)(*)
Thế năng hấp dẫn: Wt = - 2m.2Rcos φ – mgRcos φ = -5mgR cos φ
Cơ năng của hệ:
\(W\text{ = }\frac{4}{3}m{{R}^{2}}.\frac{\omega _{O}^{2}}{2}+3m{{R}^{2}}\frac{{{(2{{\omega }_{O}})}^{2}}}{2}-5mgR\text{ }cos\text{ }\varphi \)
\(\Rightarrow W\text{ =}\frac{20}{3}m{{R}^{2}}\omega _{O}^{2}-5mgR\text{ }cos\text{ }\varphi =const\) (**)
Lấy đạo hàm hai vế phương trình (**):
\(\frac{20}{3}m{{R}^{2}}2{{\omega }_{O}}\omega {{'}_{O}}+5mgR\text{ sin }\varphi .\varphi '=0\) (***)
Thế (*) vào (***) ta được: \(\varphi ''+\frac{3g}{8R}\varphi =0\).
Vậy cơ hệ dao động điều hòa với chu kì: \(T=2\pi \sqrt{\frac{8R}{3g}}\)
Ví dụ 5. Một thanh AB đồng nhất, có tâm G, khối lượng m được treo trên hai dây nhẹ giống nhau AA’ và BB’ có chiều dài b. Thanh dao động trong mặt phẳng thẳng đứng, hai dây AA’ và BB’ luôn song song với nhau.
a) Tính động năng của thanh theo đạo hàm \(\alpha '\) của góc nghiêng \(\alpha \) của các dây ở một thời điểm cho trước.
b) Tìm chu kỳ dao động nhỏ của thanh.
Hướng dẫn
a) Định lý Koenig đối với động năng:
\(K=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}(G)+{{K}^{*}}(G)\)
Trong HQC R* (G,x,y,z) thanh đứng yên và \({{K}^{*}}(G)=0\)
Suy ra:\(K=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}(G)=\frac{1}{2}m{{b}^{2}}\alpha {{'}^{2}}\) (1)
b) Chọn mốc thế năng tại vị trí thấp nhất của thanh trong quá trình dao động
+ Thế năng của thanh là: \(U=mgb(1-c\text{os}\alpha )\) (2)
+ Cơ năng của hệ là:
\(E=K+U=\frac{1}{2}m{{b}^{2}}\alpha {{'}^{2}}+mgb(1-c\text{os}\alpha )=mgb(1-c\text{os}{{\alpha }_{0}})=c\text{ons}t\) (3)
Đạo hàm theo thời gian hai vế của (3) ta được: \(\alpha ''b+g\sin \alpha =0\) (4)
Với \(\alpha <{{10}^{\text{o}}}\to \sin \alpha \approx \alpha (rad)\)
thì phương trình (4) trở thành: \(\alpha ''+{{\omega }^{2}}\alpha =0\) với \({{\omega }^{2}}=\frac{g}{b}\)
Vậy chu kỳ dao động nhỏ của thanh là: \(T=\frac{2\pi }{\omega }=2\pi \sqrt{\frac{b}{g}}\)
Ví dụ 6. Một tấm gỗ được đặt nằm ngang trên hai trục máy hình trụ có cùng bán kính, quay đều ngược chiều nhau với cùng tốc độ góc. Khoảng cách giữa hai trục của hình trụ là \(2l\). Hệ số ma sát giữa hai hình trụ và tấm gỗ đều bằng k. Tấm gỗ đang cân bằng nằm ngang, đẩy nhẹ nó khỏi vị trí cân bằng theo phương ngang một đoạn nhỏ và để tự do.
Hãy chứng minh tấm gỗ dao động điều hòa.
Hướng dẫn
Các lực tác dụng lên tấm gỗ như gồm có: Trọng lực \(m\vec{g}\); Các phản lực: \({{\vec{N}}_{1}};\,{{\vec{N}}_{2}}\) và các lực ma sát \({{\vec{F}}_{1}},{{\vec{F}}_{2}}\,\,\,\,({{F}_{1}}=k{{N}_{1}},\,{{F}_{2}}=k{{N}_{2}})\).
Ta luôn có: \(m\vec{g}+{{\vec{N}}_{1}}+{{\vec{N}}_{2}}=\vec{0}\)
\(\Rightarrow {{N}_{1}}+{{N}_{2}}=mg\) (1)
Ở VTCB \(\sum{{\vec{F}}}={{\vec{F}}_{01}}+{{\vec{F}}_{02}}=\vec{0}\) Suy ra N01 = N02 nên khối tâm G cách đều hai trục quay.
Chọn trục ox như hình vẽ, góc O ở VTCB, xét tấm gỗ ở vị trí có tọa độ x ,lêch khỏi VTCB một đoạn nhỏ(xem hình vẽ).
\(\sum{\vec{F}={{{\vec{F}}}_{1}}}+{{\vec{F}}_{2}}\)
Tấm gỗ không quay quanh G nên \({{M}_{{{{\vec{N}}}_{1}}}}={{M}_{{{{\vec{N}}}_{2}}}}\,hay\,{{N}_{1}}(l-x)={{N}_{2}}(l+x)\) (2)
Suy ra N1 > N2, do đó F1 >F2 nên \(\sum{{\vec{F}}}\) có chiều của \({{\vec{F}}_{1}}\)
Từ (1) và (2) ta có thể viết \(\frac{{{N}_{1}}}{l+x}=\frac{{{N}_{2}}}{l-x}=\frac{mg}{2l}\) (3)
Áp dụng định luật 2 Newton ta có: \(\sum{\vec{F}=m\vec{a}\Rightarrow {{F}_{2}}}-{{F}_{1}}=ma\Rightarrow k({{N}_{2}}-{{N}_{1}})=ma\).
Thay N1, N2 từ (3) và thay a=x’’ ta có \(-k\frac{mg}{l}x=m{{x}^{''}}\Leftrightarrow {{x}^{''}}+\frac{kg}{l}x=0\)
Điều đó chứng tỏ tấm gỗ dao động điều hòa.
3. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Cho một bán cầu đặc đồng chất, khối lượng m, bán kính R, tâm O. Biết khối tâm G của khối cầu cách tâm O 1 khoảng d = 3R/8. Đặt bán cầu trên mặt phẳng nằm ngang. Đẩy bán cầu sao cho trục đối xứng của nó nghiêng một góc nhỏ so với phương thẳng đứng rồi buông nhẹ cho dao động (Hình vẽ). Cho rằng bán cầu không trượt trên mặt phẳng này và ma sát lăn không đáng kể. Hãy tìm chu kì dao động của bán cầu.
Bài 2. Một đĩa tròn đồng chất, khối lượng m, bán kính R, có thể quay quanh một trục cố định nằm ngang đi qua tâm O của đĩa (hình vẽ). Lò xo có độ cứng k, một đầu cố định, một đầu gắn với điểm A của vành đĩa. Khi OA nằm ngang thì lò xo có chiều dài tự nhiên. Xoay đĩa một góc nhỏ rồi thả nhẹ. Coi lò xo luôn có phương thẳng đứng và khối lượng lò xo không đáng kể.
a. Bỏ qua mọi sức cản và ma sát. Tính chu kì dao động của đĩa.
b. Thực tế luôn tồn tại sức cản của không khí và ma sát ở trục quay. Coi mômen cản có biểu thức là . Tính số dao động của đĩa trong trường hợp .
Bài 3. Cho vật 1 là một bản mỏng đều, đồng chất, được uốn theo dạng lòng máng thành một phần tư hình trụ AB cứng, ngắn, có trục ∆, bán kính R và được gắn với điểm O bằng các thanh cứng, mảnh, nhẹ. Vật 1 có thể quay không ma sát quanh một trục cố định (trùng với trục ∆) đi qua điểm O. Trên Hình 1, OA và OB là các thanh cứng cùng độ dài R, OAB nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục ∆, chứa khối tâm G của vật 1, C là giao điểm của OG và lòng máng.
1. Giữ cho vật 1 luôn cố định rồi đặt trên nó vật 2 là một hình trụ rỗng, mỏng, đồng chất, cùng chiều dài với vật 1, bán kính r (r < R), nằm dọc theo đường sinh của vật 1. Kéo vật 2 lệch ra khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ β0 rồi thả nhẹ.
a. Tìm chu kì dao động nhỏ của vật 2. Biết rằng trong quá trình dao động, vật 2 luôn lăn không trượt trên vật 1.
b. Biết µ là hệ số ma sát nghỉ giữa vật 1 và vật 2. Tìm giá trị lớn nhất của góc để trong quá trình dao động điều hoà, vật 2 không bị trượt trên vật 1.
2. Thay vật 2 bằng một vật nhỏ 3. Vật 3 nằm trong mặt phẳng OAB. Kéo cho vật 1 và vật 3 lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho G và vật 3 nằm về hai phía mặt phẳng thẳng đứng chứa ∆, với các góc lệch đều là α0 như Hình 2, rồi thả nhẹ. Bỏ qua ma sát. Tìm khoảng thời gian nhỏ nhất để vật 3 đi tới C.
Bài 4. Để đo gia tốc trọng trường g, người ta có thể dùng con lắc rung, gồm một lá thép phẳng chiều dài l, khối lượng m, một đầu của lá thép gắn chặt vào điểm O của giá, còn đầu kia gắn một chất điểm khối lượng M. ở vị trí cân bằng lá thép thẳng đứng. Khi làm lá thép lệch khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ (radian) thì sinh ra momen lực c.q (c là một hệ số không đổi) kéo lá thép trở về vị trí ấy (xem hình vẽ). Trọng tâm của lá thép nằm tại trung điểm của nó và momen quán tính của riêng lá thép đối với trục quay qua O là .
a, Tính chu kì T các dao động nhỏ của con lắc.
b, Cho l = 0,20m, m = 0,01kg, M = 0,10kg. Để con lắc có thể dao động, hệ số c phải lớn hơn giá trị nào? Biết g không vượt quá .
c, Cho l, m, M có các giá trị như ở mục b, c = 0,208. Nếu đo được T = 10s thì g có giá trị bằng bao nhiêu?
d, Cho l, m, M, c có các giá trị cho ở mục c. Tính độ nhạy của con lắc, xác định bởi , dT là biến thiên nhỏ của T ứng với biến thiên nhỏ dg của g quanh giá trị trung bình . Nếu ở gần , gia tốc tăng thì T tăng hay giảm bao nhiêu?
e, Xét một con lắc đơn có chiều dài L = 1m cũng dùng để đo g. Tính độ nhạy của con lắc đơn ở gần giá trị trung bình ; g tăng thì chu kì T của con lắc đơn tăng hay giảm bao nhiêu? So sánh độ nhạy của hai con lắc.
Bài 5. Tính chu kì dao động thẳng đứng của tâm C của hình trụ đồng nhất khối lượng m, bán kính R, có momen quán tính đối với trục là . Sợi dây không dãn, không khối lượng, không trượt lên ròng rọc. Lò xo có hệ số đàn hồi là k
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải dạng bài tập về dao động của vật rắn môn Vật Lý 10 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Chuyển động thẳng đều môn Vật lý 10
-
Bài tập Xác định vận tốc trung bình. Xác định các giá trị trong chuyển động thẳng đều
-
Phương trình chuyển động và Đồ thị toạ độ - thời gian của Chuyển động thẳng đều
Chúc các em học tập tốt !