YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập về liên kết hóa học môn Hóa 10 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về Phương pháp giải bài tập về liên kết hóa học môn Hóa 10 năm 2021-2022. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới. 

ADSENSE

1. KIẾN THỨC CẦN NẮM 

a. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

Liên kết

Liên kết ion

Liên kết cộng hóa trị

Không cực

Có cực

Định nghĩa

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Bản chất của liên kết

Electron chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

Đôi electron chung không lệch về phía nào.

 

Đôi electron chung lệch về nguyên tử nào có độ âm lớn hơn.

 

Hiệu độ âm điện

≥ 1,7

0 → < 0,4

 0,4  < 1,7

Đặc tính

Bền

Bền

 

b. So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử

Khái niệm

Tinh thể ion

Tinh thể nguyên tử

Tinh thể phân tử

Các cation và anion được phân bố luân phiên và đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể ion.

NaCl

Ở những điểm nút của mạng tinh thể nguyên tử là những nguyên tử.

Than chì

Ở những điểm nút của mạng tinh thể phân tử là những phân tử.

Lực liên kết

Các ion mang điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Lực này lớn.

Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Lực này rất lớn.

Các phân tử liên kết với nhau bằng lực hút giữa các phân tử, yếu hơn lực hút giữa các các ion và lực liên kết cộng hóa trị.

Đặc tính

Bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.

Bền, khá cứng, khó nóng chảy và bay hơi.

Không bền, dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Bài 1. Hãy tính số oxi hoá của crom (Cr) trong hợp chất K2Cr2O7.

Hướng dẫn giải

Gọi x là số oxi hoá của Cr. Vì trong một phân tử trung hoà, tổng đại số các số oxi hoá của các nguyên tử bằng không nên ta có:

2.(+1) + 2.X + 7.(-2) = 0

⇔ 2x = +14 - 2 = +12

⇔ x = +6

Vậy số oxi hoá của Cr trong K2Cr2O7 bằng +6.

Bài 2. Hãy viết công thức cấu tạo của các phân tử: N2, CH4, NH3, H2O. Dựa vào quy tắc biến thiên độ âm điện của các nguyên tố trong một chu kì, hãy cho biết trong các phân tử nói trên, phân tử nào có liên kết không phân cực, phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất.

Hướng dẫn giải

Các liên kết trong phân tử N2 là các liên kết cộng hoá trị điển hình, không phân cực vì đó là những liên kết giữa hai nguyên tử giống nhau (hiệu độ im điện bằng không).

Các liên kết trong các phân tử còn lại là các liên kết giữa các nguyên tử trong cùng một chu kì (C, N, O) và nguyên tử H (độ âm điện bằng 2,20). Vì trong cùng một chu kì, độ âm điện tăng dần từ trái sang phải nên so với H, hiệu độ âm điện cũng tăng theo, do đó các liên kết trong phân tử H2O là các liên kết phân cực mạnh nhất.

3. LUYỆN TẬP

Câu 1 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :

A. Ion là phần tử mang điện.

B. Ion  âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

Câu 2 : Cho các ion : Na+, Al3+, SO42- ,NO3- , Ca2+,NH4+ , Cl. Hỏi có bao nhiêu cation ?

A. 2                 

B. 3                

C. 4                                                    

D.5

Câu 3 : Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng

A. nhận thêm electron.       

B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể

C. Nhường bớt electron.     

D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Câu 4 : Trong phản ứng hoá học, nguyên tử natri không hình thành được

A.ion natri.                 

B.cation natri.            

C.anion natri.             

D.ion đơn nguyên tử natri.

Câu 5 : Trong phản ứng :  2Na   +  Cl2   2NaCl, có sự hình thành

A. cation natri và clorua.                    

B. anion natri và clorua.

C.anion natri và cation clorua.           

D. anion clorua và cation natri.

Câu 6 : Hoàn thành nội dung sau : “Bán kính nguyên tử...(1) bán kính cation tương ứng và ... (2) bán kính anion tương ứng”.

A.(1) : nhỏ hơn, (2) : lớn hơn.     

B. (1) : lớn hơn, (2) : nhỏ hơn.

C. (1) : lớn hơn, (2) : bằng.         

D.(1) : nhỏ hơn, (2) : bằng.

Câu 7 : Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion có bao nhiêu ion ngược dấu gần nhất ?

A.1                   

B.4                            

C.6                                         

D.8

Câu 8 : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:

A. Sự góp chung các electron độc thân.                            

B. sự cho – nhận cặp electron hoá trị.

C.lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.    

D.  lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Câu 9 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về tính chất chung của hợp chất ion :

A. Khó nóng chảy, khó bay hơi.                                

B.  Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.

C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện.   

D. Các hợp chất ion đều khá rắn.

Câu 10 : Hoàn thành nội dung sau : “Các ……….... thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”.

A. Hợp chất vô cơ      

B. Hợp chất hữu cơ       

C. Hợp chất ion           

D.Hợp chất cộng hoá trị

Câu 11 :  Trong phân tử nào sau đây chỉ tồn tại liên kết đơn : N2, O2, F2, CO2 ?

A. N2                      

B.  O2                                            

C. F2                                                     

D.CO­­2

Câu 12 : Cho các phân tử : H2, CO2, Cl2, N2, I2, C2H4, C2H2. Bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử ?

A.1                 

B. 2                            

C. 3                            

D.4

Câu 13 : Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là:

A.Liên kết ion.       

B.Liên kết cộng hoá trị.             

C.Liên kết kim loại.            

D.Liên kết hiđro.

Câu 14 : Trong phân tử amoni clorua có bao nhiêu liên kết cộng hoá trị ?

A.1                 

B.3.                

C.4.                            

D.5

Câu 15 : Trong mạng tinh thể NaCl, các ion Na+ và Cl được phân bố luân phiên đều đặn trên các đỉnh của các

A.Hình lập phương.    

B.Hình tứ diện đều.   

C.Hình chóp tam giác.      

D.hình lăng trụ lục giác đều.

Câu 16 : Chỉ ra nội dung sai khi xét phân tử CO2 :

A. Phân tử có cấu tạo góc.                             

B.  Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực.

C. Phân tử CO2 không phân cực.                   

D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Câu 17 : Cho các phân tử : H2, CO2, HCl, Cl2, CH4. Có bao nhiêu phân tử có cực ?

A.1                             

B.2                             

C.3                                                     

D. 4

Câu 18 : Liên kết nào có thể được coi là trường hợp riêng của liên kết cộng hoá trị ?

A. Liên kết cộng hoá trị có cực.                 

B. Liên kết ion.

C.   Liên kết kim loại.                                  

D.Liên kết cộng hoá trị không có cực.

Câu 19 : Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung

A. ở giữa hai nguyên tử.                                

B. Lệch về một phía của một nguyên tử.

C.Chuyển hẳn về một nguyên tử.                  

D.Nhường hẳn về một nguyên tử.

Câu 20 :  Hoàn thành nội dung sau : “Nói chung, các chất chỉ có ……………..  không dẫn điện ở mọi trạng thái”.

A. liên kết cộng hoá trị                                   

B. Liên kết cộng hoá trị có cực

C.  Liên kết cộng hoá trị không có cực            

D.liên kết ion

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập về liên kết hóa học môn Hóa 10 năm 2021-2022, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!   

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF