YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập chuyên đề halogen môn Hóa học 10 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Để cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập và rèn luyện kĩ năng làm bài, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Phương pháp giải bài tập chuyên đề halogen môn Hóa học 10 năm 2021-2022 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

1. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

a. Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các Halogen

- Các nguyên tử halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng.

- Về mặt kích cỡ, theo chiều từ flo đến iot, bán kính nguyên tử tăng dần.

- Phân tử được tạo từ 2 nguyên tử bằng liên kết cộng hóa trị không cực.

Nguyên tố halogen

Flo

Clo

Brom

Iot

Cấu hình electron lớp ngoài cùng

2s22p5

3s23p5

4s24p5

5s25p5

Cấu tạo phân tử (liên kết cộng hóa trị không cực)

F:F
(F2)

Cl:Cl
(Cl2)

Br:Br
(Br2)

I:I

(I2)

 

b. Tính chất hóa học

- Tính oxi hóa: Oxi hóa được hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất.

- Độ âm điện và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

Nguyên tố halogen

Flo

Clo

Brom

Iot

Độ âm điện

3,98

3,16

2,96

2,66

Tính oxi hóa

Phản ứng với kim loại

Oxi hóa được tất cả kim loại tạo ra muối florua.

Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo ra muối clorua, phản ứng cần đun nóng.

Oxi hóa được nhiều kim loại tạo ra muối bromua, phản ứng cần đun nóng.

Oxi hóa được nhiều kim loại tạo ra muối iotua, phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có mặt chất xúc tác

Phản ứng với hidro

Xảy ra ngay cả trong bóng tối, ở nhiệt độ rất thấp (-252oC) và nổ mạnh.

F2  +  H2   →  2HF

Phản ứng cần chiếu sáng để diễn ra, cũng gây nổ.

Cl2  +  H2    2HCl

Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao.

Br2  +  H2  2HBr

Cần nhiệt độ cao hơn so với brom.

I2  +  H2 → 2HI

Phản ứng với nước

Phản ứng mãnh liệt ngay ở nhiệt độ thường.

2F2  +  2H2O → 4HF + O2

Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường.

Cl2 + H2→ HCl + HClO

Xảy ra ở nhiệt độ thường, chậm hơn so với clo.

Br2 + H2→ HBr + HBrO

Hầu như không tác dụng.

c. Tính chất hóa học của hợp chất Halogen

- Axit halogenhiđric

Dung dịch HF là axit yếu còn các dung dịch HCl, HBr, HI đều là các axit mạnh.

- Hợp chất có oxi

Nước Gia-ven và clorua vôi (CaOCl2) có tính tẩy màu và sát trùng do muối NaClO và CaOCl2 đều là các chất có tính oxi hóa mạnh.

d. Phương pháp điều chế

Flo

Điện phân hỗn hợp KF và HF.

Clo

Cho axit HCl tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4...

Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

Brom

Dùng Cl2 oxi hóa NaBr có trong nước biển thành Br2.

Iot

Sản xuất I2 từ rong biển.

d. Nhận biết các ion F-, Cl-, Br-, I-

Dùng dung dịch bạc nitrat AgNO3 làm thuốc thử.

 

F-

Cl-

Br-

I-

AgNO3

Không tác dụng

Xuất hiện kết tủa trắng AgCl.

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Xuất hiện kết tủa vàng nhạt AgBr.

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Xuất hiện kết tủa màu vàng AgI.

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

3. LUYỆN TẬP

Câu 1: Sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa của các nguyên tử là

A. I, Cl, Br, F           

B. Cl,I,F,Br.               

C. I,Br,Cl,F                

D. I,Cl,F,Br

Câu 2: Các dãy chất nào sau đây mà các nguyên tử nguyên tố halgen có số oxi hoá tăng dần?

A. HBrO,F2O,HClO2,Cl2O7, HClO3.           

B. F2O, Cl2O7, HClO2, HClO3, HbrO.

C. F2O, HBrO, HClO2, HClO3, Cl2O7.        

D. HClO3, HBrO, F2O, Cl2O7, HClO2.

Câu 3: Nhóm chất nào sau đây chứa các chất tác dụng được với F2?

A. H2, Na, O2.                      

B. Fe, Au, H2O.         

C. N2, Mg, Al.           

D. Cu, S, N2.

Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử Halogen là

A. ns2 np4.                

B. ns2 np5                   

C. ns2 np6                  

D. (n – 1)d10 ns2 np5.

Câu 5: Trong nước clo có chứa các chất

A. HCl, HClO                      

B. HCl, HClO, Cl2     

C. HCl, Cl2                

D. Cl2

Câu 6: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất thuộc dãy nào sau đây?

A. KCl, KClO3, Cl2                                      

B. KCl, KClO, KOH   

C. KCl, KClO3, KOH.                                 

D. KCl, KClO3

Câu 7: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất

A. NaCl, NaClO3, Cl2                                              

B. NaCl, NaClO, NaOH        

C. NaCl, NaClO3, NaOH                            

D. NaCl, NaClO3

Câu 8: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là

A. NaOH, Al, CuSO4, CuO.                        

B. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe.

C. CaO, Al2O3, Na2SO4, H2SO4.                 

D. NaOH, Al, CaCO3,Cu(OH)2, Fe, CaO, Al2O3.

Câu 9: Kim loại tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng một loại muối clorua kim loại là

A. Fe.                        

B. Zn.                         

C. Cu.                         

D. Ag.

Câu 10:  Hoá chất dùng để nhận biết 4 dd : NaF, NaCl, NaBr, NaI là

A. NaOH                  

B. H2SO4                   

C. AgNO3                  

D. Ag

Câu 11: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.                                   

B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

C. phân huỷ khí HCl.                                                 

D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2; KMnO4

Câu 12. Clorua vôi là

A. Muối tạo bởi kim loại liên kết với một gốc axit. 

B. Muối tạo bởi kim loại liên kết với hai gốc axit.

C. Muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một gốc axit.        

D. Clorua vôi không phải là muối.

Câu 13. Thuốc thử để nhận ra iot là

 A. hồ tinh bột.                        

B. nước brom.            

C. phenolphthalein.              

D. Quì tím.

Câu 14. Clo không phản ứng với chất nào sau đây?

 A. NaOH                               

B. NaCl                      

C. Ca(OH)2                           

D. NaBr

Câu 15. Phản ứng giữa Cl2 và H2 có thể xảy ra ở điều kiện

A. nhiệt độ thường và bóng tối.                                

B. ánh sáng mặt trời.

C. ánh sang của magie cháy.                                      

D. Cả A, B và C.

Câu 16: Cho hai khí với thể tích là 1:1 ra ngoài ánh sáng mặt trời thì có hiện tượng nổ, hai khí đó là

A. N2 và H2.               

B. H2 và O2.                           

C. Cl2 và H2.              

D. H2S và Cl2.

Câu 17: Trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá -1 còn clo, brom, iod có cả số oxi hóa +1; +3; +5; +7 là do so với clo, brom, iod thì

A. flo có tính oxi hoá mạnh hơn.                               

B. flo có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.

C. nguyên tử flo có cấu tạo đặc biệt.                         

D. nguyên tử flo không có phân lớp d.

Câu 18: ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục, có mùi xốc và nặng hơn không khí

A. 1,25 lần.                

B. 2,45 lần.                             

C. 1,26 lần.                             

D. 2,25 lần.

Câu 19. Tính tẩy màu của dung dịch nước clo là do

A. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.                                      

B. HClO có tính oxi hóa mạnh.

C. HCl là axit mạnh.                                                  

D. nguyên nhân khác.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là  những chất oxi hóa.

B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.

C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot

D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.

Câu 21: Cho dãy dung dịch axit sau HF, HCl, HBr, HI. Dung dịch có tính axit mạnh nhất và tính khử mạnh nhất là:

A. HF                       

B. HCl                        

C. HBr                       

D. HI

Câu 22: Đổ dd chứa 1 g HBr vào dd chứa 1 g NaOH. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu

A. đỏ.             

B.  xanh.                     

C. Không màu.                       

D.tím.

Câu 23: Để phân biệt 5 dd riêng biệt sau: NaCl, NaBr, NaI, NaOH, HCl. Ta có thể dùng nhóm thuốc thử nào sau đây?

A. khí Clo, dd AgNO3  

B. quì tím, khí Clo       

C. quì tím, dd AgNO3       

D. cả B,C đúng

Câu 24: Nhận định nào sau đây sai khi nói về flo?

A. Là phi kim loại hoạt động mạnh nhất                    

B. Có nhiều đồng vị bền  trong tự nhiên

C. Là chất oxi hoá rất mạnh                                       

D. Có độ âm điện lớn nhất

Câu 25. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?

A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.                       

B. Đều có tính oxi hóa mạnh.

C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.    

D. Khử năng tác dụng với nước giảm dần tử F2 đến I2.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Phương pháp giải bài tập chuyên đề halogen môn Hóa học 10 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON