HỌC247 xin giới thiệu đến các em Một số dạng bài tập cơ bản về Halogen thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2021. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Hóa học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Dạng 1: Bài toán về halogen tác dụng với kim loại
M + nX2 → 2Mn
(Với F, Cl, Br đưa kim loại lên số oxi hóa cao, I đưa kim loại lên số oxi hóa thấp hơn)
Với bài toán này chúng ta nên sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng và bảo toàn e:
mM + mX2 = mMuối
ne cho = ne nhận
2. Dạng 2: Bài toán halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi muối
+ Các bài toán sẽ được xây dựng dựa trên 3 phương trình hóa học:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
+ Sau phản ứng, một ion halogen này bị thay thế bởi một ion halogen khác. Nên ta có thể sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để giải quyết bài toán.
3. Dạng 3: Bài toán về phản ứng oxi hóa khử của axit HCl
+ HCl thể hiện tính oxi hóa: Khi tác dụng với kim loại
2M + 2nHCl → 2MCln+ H2
(M là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học; n là hóa trị thấp nhất của kim loại)
Khi giải bài toán này thường sử dụng định luật bảo toàn e, định luật bảo toàn khối lượng để giải:
mmuối = mkim loại + mCl-
nCl- = nHCl = 2nH2
+ HCl thể hiện tính khử: Khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh (KMnO4; KClO3; MnO2; ...)
Khi giải bài toán này thường sử dụng đinh luật bảo toàn e: ne cho = ne nhận
4. Dạng 4: Bài toán về tính axit của HCl
Dung dịch HCl là một axit mạnh nên có khả năng tác dụng với: oxit bazơ; bazơ; muối. Bản chất là các phản ứng trao đổi nên có thể giải bài toán theo phương pháp tăng giảm khối lượng; phương pháp bảo toàn điện tích.
5. Dạng 5: Bài tập muối halogen tác dụng với AgNO3
+ Các muối halogenua tạo kết tủa với AgNO3 màu kết tủa đậm dần tử Cl- đến I- ( AgCl: trắng; AgBr: vàng nhạt; AgI: vàng đậm)
+ Riêng F- không tạo kết tủa với Ag+ (do AgF tan)
6. Dạng 6: Bài toán xác định nguyên tố kim loại, phi kim
+ Đối với các bài toán tìm kim loại đã biết hóa trị, ta chỉ cần tìm khối lượng nguyên tử (M) kim loại đó, rồi suy ra tên kim loại.
+ Đối với các bài toán tìm kim loại chưa biết hóa trị, ta tìm mối liên hệ giữa khối lượng nguyên tử (M) và hóa trị (n) của nguyên tố đó, sau đó lập bảng tìm M, với n = 1; 2; 3, từ đó suy ra tên kim loại.
+ Đối với bài toán xác định 2 nguyên tố cùng nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp, ta tìm giá trị nguyên tử khối trung bình X, từ đó suy ra hai nguyên tố cần xác định.
7. Dạng 7: Hiệu suất phản ứng
Tính hiệu suất theo chất tham gia:
H% = (m lí thuyết : m đề bài cho) .100%
Tính hiệu suất theo sản phẩm:
H% = (m đề bài cho : m lí thuyết) .100%
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68%.
B. 24,32%.
C. 51,35%.
D. 48,65%.
Hướng dẫn giải:
Gọi nCl2 = x mol; nO2 = y mol
⇒ x + y = 7,84 : 22,4 = 0,35 mol (1)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mO2 + mCl2 = mZ – mY = 30,1 – 11,1 = 19gam
⇒ 71x + 32y = 19g (2)
Từ (1) & (2) ⇒ x = 0,2; y = 0,15
Qúa trình cho e:
Mg → Mg2+ + 2e Al → Al3+ + 3e
a → 2a (mol) b → 3b (mol)
Qúa trình nhận e:
Cl2 + 2e → 2Cl- O2 + 4e → 2O2-
0,2 → 0,4 (mol) 0,15 → 0,6 (mol)
Bảo toàn e ta có: 2a + 3b = 0,4 + 0,6 = 1 mol (*)
mMg + mAl = 24a + 27b = 11,1 (**)
Từ (*) & (**) ⇒ a = 0,35; b = 0,1
%m Al = (0,1.27.100%) : 11,1 = 24,32%
⇒ Đáp án B
Bài 2: Cho 3 lít Cl2 phản ứng với 2 lít H2; hiệu suất phản ứng đạt 80%. Phần trăm thể tích Cl2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là: (các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện t0, p)
A. 28%.
B. 64%.
C. 60%.
D. 8%.
Hướng dẫn giải:
Cl2 + H2 → 2HCl
VH2 < VCl2 ⇒ Hiệu suất tính theo H2
VCl2 pư = VH2 pư = VH2. H = 2. 80% = 1,6 lít
VCl2 dư = 3 – 1,6 = 1,4 lít
Vsau phản ứng = VHCl + VH2 dư + VCl2 dư = 2.1,6 + 0,4 + 1,4 = 5 lít
%VCl2 = (1,4.100%) : 5 = 28%
⇒ Đáp án A
Bài 3: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 47,2%.
B. 52,8%.
C. 58,2%.
D. 41,8%.
Hướng dẫn giải:
Giả sử Y không phải Flo
Gọi CTTB của X và Y là Xtb
NaXtb → AgXtb
23 + Xtb → 108 + Xtb (g)
6,03 → 8,61 (g)
⇒ 8,61.(23 + Xtb) = 6,03. (108 + Xtb)
⇒ Xtb = 175,3 (Loại)
⇒ X là Clo, Y là Flo
Kết tủa chỉ gồm AgCl; nAgCl = nNaCl = 8,61 : 143,5 = 0,06 mol
% mNaCl = 0,06.58,5 : 6,03 . 100% = 58,2% ⇒ % mNaF = 41,2%
⇒ Đáp án D
Bài 4: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là
A. 14,35 gam.
B. 10,8 gam.
C. 21,6 gam.
D. 27,05 gam.
Hướng dẫn giải:
Chỉ có NaCl tạo kết tủa với AgNO3
AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl
0,1 0,1
m↓ = mAgCl = 0,1.143,5 = 14,35g
Bài 5: Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 80,2.
B. 70,6.
C. 49,3.
D. 61,0.
Hướng dẫn giải:
Bảo toàn điện tích ta có:
nCl- = 2nO2- ( Cùng bằng điện tích cation)
Mà nCl- = nHCl ⇒ nO = 1/2 nHCl = 0,6 mol
mkim loại = moxit – mO = 37,6 – 0,6.16 = 28g
mmuối = mkim loại + mCl- = 28 + 1,2.35,5 = 70,6g
⇒ Đáp án B
Bài 6: Để trung hoà 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là bao nhiêu?
A. 0,5 lít.
B. 0,4 lít.
C. 0,3 lít.
D. 0,6 lít.
Hướng dẫn giải:
nNaOH = 0,2.1,5 = 0,3 mol
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,3 → 0,3 (mol)
⇒ VHCl = 0,3 : 0,5 = 0,6 lít
⇒ Đáp án D
Bài 7: Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72.
B. 8,4.
C. 3,36.
D. 5,6.
Hướng dẫn giải:
nKMnO4 = 23,7 : 158 = 0,15 mol
Qúa trình nhận e:
Mn+7 + 5e → Mn+2
0,15 → 0,75 (mol)
Qúa trình cho e:
2Cl- → Cl2 + 2e
Bảo toàn e ta có: nCl2 = 1/2 ne nhận = 0,375 mol
⇒ VCl2 = 0,375.22,4 = 8,4 lít
⇒ Đáp án B
Bài 8: Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào 100ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được khí H2 và 7,0 gam chất rắn chưa tan. Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dung để hòa tan hết 12 gam hỗn hợp X là:
A. 0,225 lít.
B. 0,275 lít.
C. 0,240 lít.
D. 0,200 lít.
Hướng dẫn giải:
+ Gọi nAl, nFe phản ứng lần lượt là x, y.
+ Phương trình phản ứng:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
x 3x
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
y 2y
Ta có: 27x + 56y = 12 – 7 = 5g (1)
nHCl = 3x + 2y = 0,2 mol (2)
⇒ x = 1/95 và y = 8/95
⇒ 7g không tan là Fe dư; nFe dư = 0,125 mol
nHCl cần dùng = 3nAl + 2 nFe = 0,45 mol
⇒ VHCl = 0,45 : 2 = 0,225 lít
⇒ Đáp án A
Bài 9: Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Thể tích khí clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên (đo ở đktc) là:
A. 4,48 lít.
B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít.
D. 1,12 lít.
Hướng dẫn giải:
Ta thấy 1 mol muối NaBr và KBr → 1 mol muối NaCl và KCl giảm 80 – 35,5 = 44,5g
Theo đề bài khối lượng muối giảm 4,45g ⇒ nmuối = 4,45 : 44,5 = 0,1 mol
nCl2 = 1/2nmuối = 0,05 mol
⇒ VCl2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít
⇒ Đáp án D
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa của các nguyên tử là
A. I, Cl, Br, F B. Cl,I,F,Br. C. I,Br,Cl,F D. I,Cl,F,Br
Câu 2: Các dãy chất nào sau đây mà các nguyên tử nguyên tố halgen có số oxi hoá tăng dần?
A. HBrO,F2O,HClO2,Cl2O7, HClO3.
B. F2O, Cl2O7, HClO2, HClO3, HbrO.
C. F2O, HBrO, HClO2, HClO3, Cl2O7.
D. HClO3, HBrO, F2O, Cl2O7, HClO2.
Câu 3: Nhóm chất nào sau đây chứa các chất tác dụng được với F2?
A. H2, Na, O2. B. Fe, Au, H2O. C. N2, Mg, Al. D. Cu, S, N2.
Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử Halogen là
A. ns2 np4. B. ns2 np5 C. ns2 np6 D. (n – 1)d10 ns2 np5.
Câu 5: Trong nước clo có chứa các chất
A. HCl, HClO B. HCl, HClO, Cl2 C. HCl, Cl2 D. Cl2
Câu 6: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất thuộc dãy nào sau đây?
A. KCl, KClO3, Cl2
B. KCl, KClO, KOH
C. KCl, KClO3, KOH.
D. KCl, KClO3
Câu 7: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất
A. NaCl, NaClO3, Cl2
B. NaCl, NaClO, NaOH
C. NaCl, NaClO3, NaOH
D. NaCl, NaClO3
Câu 8: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là
A. NaOH, Al, CuSO4, CuO.
B. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe.
C. CaO, Al2O3, Na2SO4, H2SO4.
D. NaOH, Al, CaCO3,Cu(OH)2, Fe, CaO, Al2O3.
Câu 9: Kim loại tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng một loại muối clorua kim loại là
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 10: Hoá chất dùng để nhận biết 4 dd : NaF, NaCl, NaBr, NaI là
A. NaOH B. H2SO4 C. AgNO3 D. Ag
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 31: Trộn 500 g dd HCl 3% vào 300 g dd HCl 10% thu được dd HCl có nồng độ C% là
A. 2,556% B. 5,265% C. 6,255% D. 5,625%
Câu 32: Chất A là muối Canxi halogenua. Dung dịch chứa 0.200 g A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 g kết tủa bạc halogenua. Công thức phân tử của chất A là
A. CaF2. B. CaCl2. C. CaBr2. D. CaI2.
Câu 33: Cho dung dịch AgNO3dư vào 100ml dung dịch chứa hổn hợp NaF 1M và NaBr 0,5M. Lượng kết tủa thu được là
A. 22,1g. B. 10g. C. 9,4g D. 8,2g.
Câu 34: Hổn hợp X nặng 9 gam gồm Fe3O4 và Cu. Cho X vào dung dịch HCl dư, thấy còn 1,6 gam Cu không tan. Khối lượng Fe3O4 có trong X là
A. 7,4 gam. B. 3,48 gam. C. 5,8 gam. D. 2,32 gam.
Câu 35: Hai kim loại A, B đều có hóa trị II. Hòa tan hết 0,89 gam hỗn hợp hai kim loại này trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 448 ml khí H2 (đktc). Hai kim loại A, B là
A. Mg, Ca. B. Zn, Fe. C. Ba, Fe. D. Mg, Zn.
Câu 36: Cho 1,5 g muối natri halogenua vào dd AgNO3 dư, thu đựơc 2,35 g kết tủa. Halogen là
A. F B. Cl C. Br D .I
Câu 37: Dẫn 6,72 lít khí Clo (đktc) vào dd chứa 60 g NaI. Khối lượng muối tạo thành là
A. 50,8 g. B. 5,08 g. C. 203,2 g. D. 20,32 g.
Câu 38: Dẫn 5,6 lít khí Clo (đktc) qua bình đựng Al và Mg ( tỉ lệ mol 1: 1) nung nóng, thấy p/ứ vừa đủ và thu được m gam muối. Phần trăm của Al trong hỗn hợp là
A. 15,15% B. 84,9% C. 52,9% D. 47,1%
Câu 39: Cho 1,2 g kim loại R hoá trị II tác dụng với Cl2 thu được 4,75 g muối Clorua. R là
A. Mg B. Cu C. Zn D. Ca
Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hổn hợp nhiều oxit kim loại, cần vừa đúng 100 ml dung dịch HCl 0,4M. Cô cạn dung dịch, lượng muối clorua khan thu được là:
A. 21,1 gam. B. 24 gam. C. 25,2 gam. D. 26,1 gam.
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Một số dạng bài tập cơ bản về Halogen thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 2 đề kiểm tra 1 tiết chương Halogen môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Hải An
- Bài tập trắc nghiệm nhóm Halogen theo 4 mức độ môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Mộc Ly
Chúc các em học tốt!