Nhằm giúp các em hiểu hơn, cảm nhận sâu sắc hơn về những bài ca dao hài hước trong chương trình Ngữ văn 10, Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu phân tích một số bài ca dao hài hước trong chương trình ngữ văn 10 dưới đây. Chúc các em có thêm bài văn mẫu hay.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu một số bài ca dao trong chương trình học
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Khái quát chung
- Ca dao: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
- Ca dao hài hước: là những bài ca dao được sáng tác để giải trí và phê phán những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống; ca dao hài hước thể hiện trí thông minh, khiếu hài hước, tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động
- Nội dung
- Bài ca dao số 1:
- Tiếng cười tự trào qua lễ vật thách cưới và cách nói của người bình dân xưa. Họ tự cười mình trong cảnh nghèo
- Lời thách cưới dí dỏm, đáng yêu và mang ý nghĩa triết lí nhân sinh cao đẹp: đặt tình cảm cao hơn của cải
- Bộc lộ quan niệm sống và bản lĩnh, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa
- Bài ca dao số 2:
- Tiếng cười phê phán nhằm nhắc nhở nhau những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải trong cuộc sống
- Lời nhắc nhở nhẹ nhàng, thân tình, mang tính chất giáo dục sâu sắc
- Bài ca dao số 3:
- Tiếng cười bật ra nhằm chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên trong xã hội
- Lời nhắc nhở nhẹ nhàng làm nổi bật giá trị tình cảm vợ chồng sâu sắc
- Bài ca dao số 1:
- Nhận xét
- Nội dung: Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, tiếng cười qua các bài ca dao bật ra một cách đặc sắc. Đó có thể là tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào hay tiếng cười châm biếm, phê phán thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân.
- Nghệ thuật
- Hư cấu, dựng cảnh tả tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình
- Bút pháp cường điệu, phóng đại, tương phản
- Dùng ngôn ngữ đời thường mà đầy hàm ý
c. Kết bài
- Cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về bài ca dao
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của bản thân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích một số bài ca dao hài hước trong chương trình ngữ văn 10
Gợi ý làm bài
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao hài hước là một thể loại khá phổ biến, nó được sáng tác để mang tiếng cười giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi hoặc có thể nhằm mục đích tự trào cho thân phận và cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân. Những người nông dân đã tự mang cái nghèo của mình ra để trào phúng đầy hồn nhiên, hóm hỉnh, họ đã làm chủ được cuộc sống của mình, vui trong cái nghèo. Những bài ca dao hài hước đã thể hiện được một phần chân dung cuộc sống của những con người này.
Bài ca dao đầu tiên là ca dao tự trào của một chàng trai nghèo đến tuổi lập gia đình, anh ta đã nói về những sính lễ bằng những tưởng tượng đầy hài hước:
“Cưới nàng anh toan dẫn voi
Nhưng sợ quốc cấm nên voi không vào
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ hò nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng ”
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Đây lại là bài ca dao nhằm chế giễu loại phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh, hay ăn ười làm. Tiếng cười của bài ca dao được các tác giả dân gian xây dựng dựa trên nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng đầy độc đáo. Đằng sau tiếng cười ấy, các tác giả dân gian vẫn thể hiện được thái độ châm biếm, đả kích.
Như vậy, qua các bài ca dao hài hước ta có thể thấy được sự đa dạng trong các thể loại ca dao, cũng như mục đích của các bài ca dao hài hước ấy, không chỉ nhằm mục đích giải trí,mua vui mà còn nhằm phê phán những thói hư, tật xấu của xã hội.
Học 247 hi vọng, với tài liệu trên, các em đã hiểu thật sâu sắc về những câu ca dao hài hước trong chương trình Ngữ văn 10. Chúc các em có thêm tài liệu hay, những kiến thức thú vị và bổ ích từ tài liệu trên.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)