YOMEDIA

Phân tích Giang – Bảo Ninh

Tải về
 
NONE

Học 247 giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu Phân tích Giang – Bảo Ninh. Bên cạnh bài giảng Giang – Bảo Ninh, Học 247 còn hệ thống những kiến thức trọng tâm về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật "tôi", đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng huy hoàng cũng như gợi ý cho các em dàn bài chi tiết để các em dựa trên sự hiểu biết, kiến thức đã học có thể tự mình hoàn thành bài viết theo cách nhìn nhận của riêng mỗi cá nhân. Chúc các em có thêm một tài liệu bổ ích.

ATNETWORK

PHÂN TÍCH GIANG – BẢO NINH

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn ý chi tiết

  1. Mở bài
  • Giới thiệu tác phẩm và tác giả.
  • Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
  1. Thân bài
  • Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật "tôi" với Giang:
  • Thời gian: những ngày giáp Tết, trời mưa rất mỏng cũng chưa tối hẳn
  • Địa điểm: cái giếng xây ở đầu trấn
  • Hoàn cảnh gặp gỡ: khi Giang đang đi gánh nước và nhân vât tôi (tác giả) cũng đến giếng để “ rửa ráy qua loa tí chút và xâu lại dép”. Giang giúp “tôi” múc nước.
  • Hành động của Giang:
  • “Không xối cho tôi tự gột mà cúi mình xuống một tay nghiêng gầu nước dội nhè nhẹ, một tay cô cọ bùn đất ở ngón chân, bàn chân và bắp chân tôi”.
  • “Cô cọ kĩ cho tôi đôi dép đúc”

=> Hành động ân cần, chu đáo, tinh tế và khéo léo, “ ân tình hồn nhiên”.

  • Thái độ của nhân vật kể chuyện: sững sờ đến bất động, hạnh phúc và biết ơn.
  • Cuộc trò chuyện giữa nhân vật "tôi" và Giang tại nhà:
  • Nhà của Giang:
  • Đi sâu vào ngõ tối, một mình Giang một túp lều nhỏ, mái gianh vách đất.
  • Một chiếc giường đơn, ngọn đèn hoa kì trên chõng tre, chiếc xe đạp Phượng Hoàng.

=> Hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, thiếu thốn.

  • Giang dọn cơm mời “tôi” dùng bữa.

=> Ấm áp, mến khách.

  • Cuộc trò chuyện giữa bố Giang và “tôi”:
  • Bố Giang cũng là trung tá quân đội, là một người đàn ông cao lớn
  • Ban đầu sắc mặt nghiêm nghị, nhìn chằm chằm hỏi chuyện
  • Nhưng sau dịu nét mặt hơn, mỉm cười, động viên “tôi”
  • Cho phép Giang lấy xe đạp đèo “tôi” về đơn vị

=> Người đàn ông mẫu mực, đường hoàng nhưng cũng rất tình cảm

  • Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”:
  • Giang đèo tôi bằng xe đạp vào tận đơn vị ở Bãi Nai.
  • Nhắn nhủ nếu có cơ hội hoặc Tết mời đến nhà Giang chơi.
  • Chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống chiến tranh khốn khó, nhiều mất mát đau thương.

=> Cuộc chia tay đầy xúc động, bịn rịn. Bên cạnh đó là những chiêm nghiệm về nỗi đau, những tổn thất quá lớn mà chiến tranh gây ra.

  • Tổng kết:
  • Về nội dung:
  • Văn bản tái hiện cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật "tôi", đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng huy hoàng.
  • Về nghệ thuật:
  • Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng
  • Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc
  1. Kết bài
  • Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích Giang – Bảo Ninh

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, trải qua những cuộc phiêu lưu và chiêm nghiệm cuộc sống chắc hẳn ai cũng có cho mình những khoảng nhất định đễ giữ trong lòng mình, đó là những điều quý giá vô hình mà không một điều gì ở thực tại có thể mang lại được. Cuộc sống là chuỗi những sự kiện biến hoá, trôi chảy theo bánh xe thời gian, con người ta cứ men theo cái vành đai ấy mà chạy, mà đi để tìm kiếm những điều mới mẻ. Trải qua nhiều chuyện, có lúc vấp ngã, có lúc thăng hoa nhưng những gì mà ta đã từng trải qua nó quý giá vô cùng, đến độ ta cứ ngỡ là mãi mãi không bao giờ quên được. Việt Nam trải qua hàng nghìn năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm, từ giặc phương Bắc đến phương Tây, dù trong những cuộc chiến nào những người lính trẻ vẫn luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ tổ quốc. Bởi họ yêu cuộc sống hồn nhiên mơn mởn của chính mình, họ yêu quê hương đất nước, họ muốn có được tự do để thoả sức vùng vẩy trong mưa bom bão đạn. Chính từ những trang chiến tranh đẫm máu, không gì có thể ngăn cản họ, họ luôn hừng hực ngọn lửa tình yêu bỏng cháy trong trái tim ấm nóng, chiến tranh qua đi, những kỉ niệm ấy như một khoảng trống không bao giờ được lấp đầy, thổn thức và nhớ mãi. Có những kỉ niệm mà chỉ khi hoà mình người ta mới dám bộc bạch, có những con người in sâu trong tâm trí đến nay mới được nhắc đến, có lẽ nổi nhớ là để bày tỏ, không phải cất trong lòng. Cũng từng là một người lính, cũng từng là một thanh niên xung phong, nhà văn Bảo Ninh cũng có những điều thật đẹp trong trí nhớ của mình về một cô gái, cứ ngỡ quen nhau thoáng chốc nhưng lại nhớ nhau một đời. Giang, Phạm Nhật Giang, bóng hồng khó phai trong kí ức của một người nghệ sĩ.

Nhà văn Bảo Ninh từng chia sẻ về nghiệp văn của mình như thế này : “Chiến tranh và văn chương song hành. Từ xưa đến nay, trong khói lửa chiến tranh luôn sản sinh những tác phẩm văn học. Cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam cũng vậy. Cũng như các bạn hữu cùng thời, đa số nhà văn, nhà thơ thế hệ chúng tôi, đều đã kinh qua chiến trận. Bản thân nếu như không trực tiếp lăn lộn trên các chiến trường, tôi đã không thể là nhà văn mà có lẽ đã làm một nghề khác”. Có lẽ nghiệp văn đến với ông không phải là một sự tình cờ, mà gắn liền với vận mệnh và tinh yêu đất nước. Từ những cuộc chiến tranh thành Troy mà Homero viết nên hai bản hùng ca Iliat và Odixe, hay từ những con đường mùa đông ảm đạm của nước Nga mà Puskin đã viết nên bản thi ca Con đường mùa đông. Hiện thực là nơi bắt nguồn của văn học, cái chất văn chương của Bảo Ninh cũng không ngoại lệ. Là một người lính thực thụ, ong cảm nhận được những điều nhỏ nhặt nhất trong những năm kháng chiến, từng chi tiết nhỏ nhất cũng đi len lỏi vào trong tâm trí nhà văn một cách thấm nhuần và đầy thăng hoa, để sau này khi hồi ức lại trong những tập truyện của chính mình ông đã thực sự mỉm cười và nhớ mãi.

---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Hai ngày sau vào tối ngày hai mươi bảy tết, tiểu đoàn của anh lính nhổ neo rời Bãi Nai hành quân lên Thường Tín, bất ngờ anh lính trẻ lại gặp được bố Giang, thì ra ông ấy là tham mưu trưởng của chiến dịch lần này. Khi gặp lại người bạn của Con gái ông vô cùng mừng rỡ “ Hùng đấy hả Hùng, Giang nó cứ nhắc cậu mãi, nó cứ buồn vì không găp lại cậu trước khi chúng ta lên đường”, trong cái câu nói ấy chớm lên sự mừng vui và ngạc nhiên. Ông ấy còn bảo Giang muốn tặng anh một bức ảnh nhưng lại quên mang theo, để lần sau ông ấy đem đến, nhưng làm gì có lần sau nữa, ông ấy đã hy sinh trong trận chiến năm ấy. Thế mới thấy được sự tàn bạo của chiến tranh, người cha mất đi để lại cô con gái mới lớn ở lại, sao có thể diễn tả được niềm đau ấy. Sau lần đó, anh cũng không còn gặp lại Giang nữa, cuộc gặp gỡ hôm ấy là lần đầu cũng như lần cuối khi cảm nhận được sự ngọt ngào của một người con gái xa lạ. “Chiến tranh, đời lính, tuổi trẻ, mọi sự là như thế, chỉ thế thôi, thoảng nhanh. Nhưng không tắt lịm. Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi. Trở thành nỗi đau. Những nỗi đau mất mát âm thầm”. Cuộc đời của một con người cứ thế kết thúc, sự tàn ác của chiến tranh đối với con người Việt nam là rất lớn, sau cùng chỉ nỗi đau là dày vò người ở lại. Chắc hẳn bây giờ Nhật giang vẫn còn nhớ đến anh lính trẻ năm ấy, anh ta cũng chừng hề quên đi người con gái rửa tay rửa chân cho mình ở đầu trấn Lương Sơn năm đó, tất cả chỉ là một cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ nhưng sao lại in hằn lên trí nhớ một cách sâu sắc như thế. Suốt đời sẽ chẳng bao giờ quên được, kỉ niệm là thứ để ta cất giữ mãi mãi trong lòng.

Nghệ thuật sử dụng ngôi kể thứ nhất để thuật về những trải nghiệm trong cuộc đời chính mình là một nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật viết truyện ngắn của Bảo Ninh. Những sáng tác của ông vô cùng chân thực thấm đẫm chuyện tình, chuyện đời mà chỉ xuất hiện ở những người nghệ sĩ chân chính. Xúc cảm, nước mắt từ chiến tranh được nhà văn đúc kết một cách chắt chiu nhất để viết nên những thiên truyện vô cùng ý nghĩa. Ông đã quan niệm cái nghề văn này “Nghề văn là một nghề chuyên nghiệp về sự ngẫm nghĩ, nhà văn tự cho mình là kẻ có khả năng, có trách nhiệm, có ham thú đúc kết thế thái nhân tình đặng tìm ra cho mình và bạn đọc của mình những giá trị, ý nghĩa ở hiện tại vừa thay đổi không ngừng theo đời sống con người”, văn chương Bảo Ninh đi từ máu của chiến tranh, của hiện thực tàn khốc để rồi viết nên những trang viết thăng hoa cảm xúc, gắn liền những tâm hồn đồng điệu và cũng là phương tiện để nhà văn thể hiện cái tôi sáng tạo của mình.

Vừa rồi, Học247 đã giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý và bài văn mẫu  Phân tích Giang – Bảo Ninh. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính của tác phẩm, ôn tập và củng cố, mở rộng những kiến thức đã học. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo.

Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm Bài giảng Giang – Bảo Ninh và hướng dẫn Soạn bài Giang – Bảo Ninh để nắm vững hơn kiến thức về loại thể văn học. Hơn nữa, với tài liệu trên, Học247 mong rằng các em sẽ có thêm một tài liệu hay hỗ trợ tốt các em trong quá trình học tập và mở rộng kiến thức. 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON