YOMEDIA

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Tải về
 
NONE

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là tài liệu văn mẫu được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn tập đồng thời hiểu được sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển trong tác phẩm thông qua việc khắc họa cảnh mùa hè và cuộc sống con người. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi là một trong những cây đại cổ thụ của nền văn học trung đại Việt Nam, đã góp vào kho tàng văn học trung đại Việt Nam nhiều tác phẩm bằng cả chữ Hán và chữ Nôm

- Giới thiệu về tập Quốc âm thi tập: tác phẩm chữ Nôm xuất sắc của Nguyễn Trãi. Với thể thơ Đường luật được sử dụng thuần thục như thể thơ dân tộc, tập thơ đã vẽ nên chân dung, con người Nguyễn Trãi.

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Cảnh ngày hè”: bài số 43 trong số 61 bài của mục Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập là một trong số những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

2.2. Thân bài

a. 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống

– Câu 1: hoàn cảnh đặc biệt của tác giả

– Bức tranh thiên nhiên, cảnh vật

+ Hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên, cảnh vật lúc vào hè: hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì

+ Sử dụng động từ mạnh gợi nên sức sống căng tràn của cảnh vật: đùn đùn, phun, tiễn

– Bức tranh cuộc sống: tác giả đã sử dụng thính giác để cảm nhận cuộc sống, dùng âm thanh để tái hiện lại sinh động và chân thực bức tranh cuộc sống

+ Lao xao chợ cá: âm thanh gần gũi, gợi nên sự sống của con người

+ Dắng dỏi cầm ve: âm thanh đặc trưng của mùa hè, gợi nên sự rộn rã, tươi vui

=> Bằng sự cảm nhận tinh tế của tất cả các giác quan, sự tinh tế trong cách cảm nhận và tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè với tất cả màu sắc, đường nét, âm thanh, tất cả luôn căng tràn sự sống.

b. 2 câu thơ còn lại: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ

+ Ông ước mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn để cầu mong cho “dân giàu đủ”.

+ Với việc mượn điển tích cây đàn của vua Ngu Thuấn để tự răn mình đã cho chúng ta thấy chí hướng cao cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.

2.3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: sử dụng thể thơ Đường luật, hình ảnh thơ độc đáo đã cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè. Đặc biệt, qua đó giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi – một tình yêu thiên nhiên sâu sắc, một tấm lòng trọn đời lo cho dân cho nước.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng thơ bất tận, để người nghệ sĩ mài mực viết nên những trang hoa tờ hoa của mình. Đến với Cảnh ngày hè người đọc bắt gặp một bức tranh thiên nhiên mới mẻ, sinh động, giàu sức sống nội lực toát ra từ chính cảnh vật. Điều khiến bài thơ trở nên đặc biệt là ở chỗ, bức tranh cảnh ngày hè được pha trộn giữa những đường nét mới mẻ hiện đại, đậm chất sống nguyên sơ của cuộc sống đời thường - điều vô cùng hạn chế trong văn học trung đại, kết hợp với chất liệu cổ điển của một mùa hè đã đi vào điển tích, từ đó khiến bài thơ mang đậm dấu ấn riêng của hồn thơ Nguyễn Trãi.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.

Với cương vị là một bậc công thần của dân tộc, ngày ngày mang vác trên vai gánh nặng chính sự, quốc sự thì hình ảnh Nguyễn Trãi trong câu thơ đầu này quả thực có chút lạ lẫm. Nhưng “Hóng mát thuở ngày trường”, phần nào cho người đọc thấy một tâm thế khác của Nguyễn Trãi, ông phải chăng đã tạm gác việc triều chính, thế sự nhiễu nhương sang một bên, tạm lánh đục về trong, sống đời sống của một hiền nhân thanh cao không vướng bụi trần. Phần nào có lẽ cũng vì thế, mà tâm hồn thi sĩ, tình yêu thiên nhiên trong thi nhân đã khiến những cảnh sắc thiên nhiên vốn thân thuộc, bình dị trở nên mơn mởn sức sống sức xanh:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Nếu trong thơ Mới ta bắt một thế giới hữu sắc đa hương, mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ thì ngược dòng thời gian trở về trước, văn học trung đại còn kiềm tỏa sự sáng tạo và cái tôi nghệ thuật. Thiên nhiên cũng không được tự do thể hiện bản sắc đa dạng và sức sống nội lực của nó, thiên nhiên trong văn học trung đại vẫn là những ước lệ điển hình mà người sau kẻ trước noi theo. Thế nhưng, đến với Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, ta dường như cảm nhận được một nội lực khác tỏa ra từ bài thơ. Vẫn là những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên ngày hè, nào hòe, nào lựu, và cả hồng liên trì. Cái mới lạ ở đây là cách Nguyễn Trãi gọi dậy sức sống ở trong từng loại thảo mộc, là ở ngòi bút rất có hồn của thi nhân như đã điểm bút lực vào cho cả những thứ tưởng rất đỗi vô tri. Các động từ mạnh “đùn đùn, phun, tiễn” cho thấy sức sống căng tràn, dồi dào, thấy được nhựa sống đang lên trong lòng vạn vật. Thơ trung đại ưa vẻ đẹp của cái tĩnh, thanh trong vị, đạm trong màu sắc, ít khi nào ta thấy thiên nhiên trong thơ trung đại có những chuyển động mạnh, ấy vậy mà trong thơ Nguyễn Trãi sự sống như đang phun trào từ chính bản thân của cảnh vật. Đó không chỉ là sức sống, mà còn là nội lực sống căng tràn, tưởng như đang chảy tràn trên trang sách. Nghe thấy được những chuyển động tế vi, mạch sống quý giá ấy bên trong cảnh vật thiên nhiên, Nguyễn Trãi qủa nhiên phải là một hồn thơ vô cùng tinh tế với những sợi tơ đàn bén nhạy đến độ. Có được cảm quan đó, hẳn đấy phải là một tâm hồn yêu thiên nhiên, và rạo rực với niềm tin vào cuộc sống, vào dòng lưu chuyển đất trời. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi nhờ những chuyển động mạnh mẽ đầy nội lực ấy mà bớt đi vẻ đài các cao sang ước lệ của văn chương cổ điển, mà mang đậm hơi thở của cuộc sống:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

Ở trên là bức tranh thiên nhiên rạo rực sức sống, thì ở dưới là hình ảnh cuộc sống bình dị, câu trên là dân dã thường ngày câu dưới lại vẫn pha chút ước lệ cổ điển của văn học trung đại. Rõ ràng, trong tâm niệm của người Việt, hình ảnh chợ biểu hiện phần nào chất lượng cuộc sống, ở câu thơ này, chợ cá “lao xao”, phần nào thấy được cuộc sống no đủ, tấp nập, buôn bán huyên náo của người dân chứ không còn “lác đác bên sông chợ mấy nhà nữa”. Chính những gợi ý nho nhỏ từ câu thơ này, mà ở dưới mong ước của bậc trung quân, yêu nước thương dân càng thêm sâu sắc, rõ nét:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".

Điển tích đàn Ngu cầm của vua Nghiêu Thuấn là hình ảnh về đời sống nhân dân an cư lạc nghiệp, thái bình thịnh trị. Từ đây, có thể hiểu tấm lòng tác giả đó là ông khao khát, mong muốn, mong mỏi nhân dân có cuộc sống an lạc, thái bình, không trải qua cảnh binh đao giày xéo. Chính ước mơ ấy đã phần nào giúp ta hiểu hơn về tấm lòng Nguyễn Trãi, một nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.

Bằng việc sử dụng sinh động, linh hoạt các động từ mạnh mang đến nội lực từ bên trong sự vật, Nguyễn Trãi dường như không chỉ đang khắc họa bức tranh mùa hè mà còn đang khiến sự vật tự họa mình trên trang viết, tự thể hiện sức sống nội lực, căng tràn của chính nó, có lẽ vì thế mà dẫu sử dụng kết hợp một vài chất liệu cổ điển đã cũ đã quen, bài thơ của Nguyễn Trãi vẫn để lại dấu ấn riêng của hồn thơ ông. Đặc biệt, đằng sau bức tranh thiên nhiên, điều đọng lại làm xúc động trái tim người đọc là tấm lòng lo cho nước, thương dân của nhà thơ.

Bằng chiếc thuyền tâm hồn có mái chèo là ngòi bút, Nguyễn Trãi đã mang cả tâm hồn yêu thiên nhiên và cái đẹp vào trang viết, để khiến sự vật như hồi sinh và thể hiện sức sống nội lực bên trong cảnh vật. Bên cạnh đó, một cách giản dị và sâu sắc bài thơ còn khiến người đọc thêm ngậm ngùi và thấm thía bởi tấm lòng cao cả của Nguyễn Trãi khi luôn một lòng yêu nước, thương dân.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Nguyễn Trãi - một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông luôn sống giao cảm với thơ với cuộc sống thiên nhiên và con người. Chốn quan trường với những toan tính chèn ép đã khiến ông đã quyết định tìm về với thiên nhiên để cho tâm hồn mình thanh tịnh. Trong thời gian ấy ông làm thơ về thiên nhiên nhưng trong những vần thơ thiên nhiên ấy lại có những tâm sự về sự lo lắng cho nhân dân đất nước. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bài thơ như thế. Trong thiên nhiên mùa hè và cảnh sống sinh hoạt của nhân dân Nguyễn Trãi vẫn thể hiện tình yêu nhân dân đất nước của mình.

Trước hết là câu thơ đầu thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong những ngày hè, nhưng ngày về cáo quan ở ẩn:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Chúng ta thấy rõ được chữ “rồi” ở đầu câu thể hiện một tâm trạng rảnh rỗi của nhà thơ ở quê. Nó không có sự bon chen đố kỵ, chèn ép của những tinh thần. Tại sao nhà thơ không nói là rỗi mà lại là “rồi”? Có thể nói chữ “rỗi” và chữ “rồi” đều nói lên cùng một tâm trạng nhưng nhà thơ sử dụng từ “rồi” gợi cảm giác xưa cũ hơn. Bởi vì từ “rỗi” là sau này mới có, nó mang tính chất hiện đại. Nhà thơ cáo quan về với thiên nhiên làng cảnh Việt Nam.

Những câu thơ tiếp theo nhà thơ vẽ lên một bức tranh cảnh ngày hè vô cùng rực rỡ. Bức tranh ấy không chỉ có thiên nhiên mà còn có cả con người.

Trước tiên là bức tranh thiên cảnh ngày hè nơi thôn quê. Có thể nói Nguyễn Trãi giống như một nhà họa sĩ dùng ngôn từ để vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp ấy:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Cây hoa hòe tán rộng tỏa bóng mát khắp đầu tường. Tiếp đó nhà thơ vẽ thêm những bông hoa thạch lựu trước hiên nhà có màu đỏ rực rỡ như ánh nắng chói chang của mùa hạ kia vậy. Nhắc đến quê hương người ta không thể nào quên được hình ảnh những bông hoa sen hồng với hương sắc tuyệt vời. Nhà thơ không nói hẳn là hoa sen mà dùng hai chữ “hồng liên” gợi sự trang trọng cổ kính. Trong bức tranh ấy ta không chỉ thấy màu sắc mùi hương mà ta còn thấy được cả sự sinh trưởng của chúng. Cây hoa hòe “đùn đùn”, cây thạch lựu “phun”, hoa sen “tiễn” mùi hương. Mùa hạ quả đúng là mùa của sinh trưởng cho những loại cây cối. Sức sống ấy mạnh mẽ như các động từ mạnh kia vậy. Hương thơm của hoa sen cũng như bay xa hơn thoảng vào không gian nhiều hơn qua từ “tiễn” ấy. Chữ tiễn ấy không phải là tiễn biệt chia ly mà chứ tiễn như thể hiện cái sự bay xa của hương sen trong cơn gió kia làm cho không gian làng quê ngát hương.

Bức tranh ấy còn có cả những cuộc sống sinh hoạt của con người làng quê. Thật vậy tranh thiên nhiên đã đẹp nhưng nó còn đẹp hơn khi xuất hiện hoạt động sự sống của con người:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Từ láy “lao xao” như thể hiện được hết cái vui tươi của con người lao động trong những buổi chợ. Chợ có đông thì mới có niềm vui như thế, có tiếng động như thế. Cái âm thanh ấy như tác động đến tâm hồn người nghệ sĩ. Chợ cá kia dường như có rất nhiều đồ khiến cho người dân nơi đây náo nức, mua bán. Có thể nói rằng đó chỉ là cuộc sống đời thường thôi nhưng tại sao khi cảm nhận ở đây ta lại thấy nó đẹp đến thế. Có khi nào cái đẹp xuất phát từ những cái quá đỗi bình thường không? Thế rồi âm thanh của những con ve gọi hè. Tiếng ve như dắng dỏi tạo nên thành một dàn đồng ca mùa hạ ngân nga ngày đêm không biết mệt.

Trước những thiên nhiên và con người nhà thơ như thể hiện những ước nguyện của mình. Nhà thơ thật thà thể hiện tấm lòng của mình:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Câu thơ thể hiện ước nguyện của nhà thơ mong muốn mượn được chiếc đàn của vua Ngu Thuấn đàn một tiếng cho nhân dân giàu khắp bốn phương. Từ truyền thuyết tiếng đàn của vua Ngu Thuấn nhà thơ thể hiện ước nguyện sự lo lắng cho nhân dân. Mong có thể giúp đỡ cho nhân dân có một cuộc sống đầy đủ yên ổn thái bình.

Như vậy qua đây ta thấy được một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, tất cả nhưng màu sắc đều thể hiện đặc trưng của mùa hè. Có thể nói chắc hẳn nhà thơ phải là một người yêu thiên nhiên nhiều lắm thì mới có thể cảm nhận được cả những bước sinh trưởng của cây cối mùa hè như thế. Đồng thời ta cũng thấy được một tâm hồn trung nghĩa với nhân dân. Mặc dù xa rời quan trường nhưng ông không lúc nào không lo cho nhân dân, mong muốn nhân dân có một cuộc sống an lành bình yên.

----------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----------

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF