YOMEDIA

Phân dạng bài tập về cấu tạo vỏ nguyên tử - cấu hình electron môn Hóa học 10 năm 2021

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Phân dạng bài tập về cấu tạo vỏ nguyên tử - cấu hình electron môn Hóa học 10 năm 2021. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Hóa học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ATNETWORK

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Lớp và phân lớp electron

- Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.

2. Thứ tự mức năng lượng trong nguyên tử tăng dần: 1s2s2p3s3p4s3d4p5s…

3. Cách viết cấu hình electron

- Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử (Z).

- Bước 2: Điền các electron vào các phân lớp theo thứ tự: 1s2s2p3s3p4s3d4p5s… (chú ý phân lớp s tối đa 2e, phân lớp p tối đa 6e, phân lớp d tối đa 10e, phân lớp f tối đa 14e).

- Bước 3: Viết cấu hình electron theo thứ tự: 1s2s2p3s3p3d4s4p5s…

- Nguyên tố s, p, d, f là những nguyên tố có electron cuối cùng điền vào các phân lớp s, p, d, f.

- Cấu hình electron của một số khí hiếm: [He]: 1s2; [Ne]: 1s22s22p6; [Ar]: 1s22s22p63s23p6.

4. Đặc điểm lớp electron ngoài cùng

Số e lớp ngoài cùng

1, 2, 3e

4e

5, 6, 7e

8e (He, 2e)

Loại nguyên tố

Kim loại

KL hoặc PK

Phi kim

Khí hiếm

II. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Sự phân bố electron trên các lớp của ion X là 2/8/8. X có 18 notron trong hạt nhân. Số khối của ion X là?

Hướng dẫn giải:

Ion X có 18 electron

⇒ Nguyên tử X có 17 electron trong vỏ nguyên tử và có 17 proton trong hạt nhân.

Vậy số khối của X là 35.

Bài 2: Nguyên tử của nguyên tố Y có 8 electron. Nếu Y nhận thêm electron để lớp ngoài cùng bão hòa thì điện tích ion thu được là?

Hướng dẫn giải:

Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p4

Vậy để lớp electron ngoài cùng bão hòa, Y cần nhận thêm 2 electron. Điện tích của ion thu được là 2-

Bài 3: Nguyên tử của nguyên tố X có 21 electron. Khi mất đi toàn bộ electron hóa trị, điện tích của ion này là?

Hướng dẫn giải:

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d14s2

Vậy nguyên tử X có 3 electron hóa trị (trên phân lớp 3d và 4s). Khi mất đi toàn bộ electron hóa trị này thì điện tích ion là 3+ .

Bài 4: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là?

Hướng dẫn giải:

Ta có 2p + n = 21 .

Mặt khác, vì 1 ≤ n/p ≤ 1,5 ⇒ 6 ≤ p ≤ 7 .

Nguyên tố cần tìm có số proton và electron bằng 7.

Cấu hình electron là: 1s22s22p3.

Nguyên tố này có 3 phân lớp electron.

Bài 5: Tổng số hạt proton, nowtron, electron của ion M2+ là 34, biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử M là

Hướng dẫn giải:

Ta có: 2p - 2 + n = 34 và 2p - 2 = n + 10 ⇒ p = 12

Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s2

III. LUYỆN TẬP

Câu 1. Số electron tối đa có thể có ở phân lớp p là

A. 2.                                   B. 6.                              C. 10.                            D. 14.

Câu 2. Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng?

A. 1s.                                 B. 2p.                            C. 3s.                              D. 2d.

Câu 3. Số electron tối đa trong lớp n là

A. n2.                                 B. 2n2.                           C. 0,5n2.                        D. 2n.

Câu 4. Ở lớp n = 3, số electron tối đa có thể có là

A. 9.                                   B. 18.                            C. 6.                              D. 3.

Câu 5. Các electron được điền theo thứ tự nào sau đây?

A. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, …                               B. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, …

C. 1s, 2s, 2p, 3s, 4s, 3p, 3d, …                               D. 1s, 2s, 3s, 4s, 2p, 3p, 3d, …

Câu 6. Cấu hình electron của nguyên tử He (Z = 2) là

A. 1s1.                                B. 1s12s1.                       C. 2s2.                           D. 1s2.

Câu 7. Cấu hình electron của nguyên tử Li (Z = 3) là

A. 1s3.                                B. 1s22p1.                      C. 1s22s1.                       D. 2s22p1.

Câu 8. Cấu hình electron của nguyên tử C (Z = 6) là

A. 1s22s22p6.                      B. 1s22s22p2.                 C. 1s22s22p4.                 D. 2s22p4.

Câu 9. Cấu hình electron của nguyên tử F (Z = 9) là

A. 1s22s22p2.                      B. 1s22s22p3.                 C. 1s22s22p5.                 D. 1s22s22p7.

Câu 10: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

A. 1s22s22p53s2.                 B. 1s22s22p63s1.             C. 1s22s22p63s2.             D. 1s22s22p43s1.

Câu 11. Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13) là

A. 1s22s22p63s23p2.            B. 1s22s22p63s1.             C. 1s22s22p63s23p1.       D. 1s22s22p63s23p3.

Câu 12. Cấu hình electron của nguyên tử P (Z = 15) là

A. 1s22s22p63s23p3.            B. 1s22s22p63s23p5.       C. 1s22s22p63s23p13d2D. 1s22s22p63s23p23d1.

Câu 13. Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17) là

A. 1s22s22p63s23p6.            B. 1s22s22p63s23p5.       C. 1s22s22p63s23p3.       D. 1s22s22p63s23p4.

Câu 14. Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z = 20) là

A. 1s22s22p63s23p64s1.                                             B. 1s22s22p63s23p64s2.  

C. 1s22s22p63s23p64s24p1.                                        D. 1s22s22p63s23p64p2.

Câu 15. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X

A. 15.                                 B. 13.                            C. 27.                            D. 14.

Câu 16. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 12.                                 B. 13.                            C. 11.                            D. 14.

Câu 17. Cấu hình electron nào sau đây không phải là của khí hiếm?

A. 1s22s22p6.                                                            B. 1s22s22p63s23p6.

C. 1s22s22p63s23d6.                                                 D. 1s22s22p63s23p63d104s24p6.

Câu 18. Cấu hình electron nào sau đây là của khí hiếm?

A. 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p6.                B. 1s22s22p63s23p6.

C. 1s22s22p63s23p63d104s24p6.                                 D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là

A. Si (Z=14).                     B. O (Z=8).                   C. Al (Z=13).                D. Cl (Z=17).

Câu 20. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là

A. 7.                                   B. 6.                              C. 8.                              D. 5.

Câu 21. Cấu hình electron của nguyên tử sắt (Z = 26) là:

A. 1s22s22p63s23p64s24p5.                                        B. 1s22s22p63s23p63d64s2.

C. 1s22s22p63s23p63d8.                                            D. 1s22s22p63s23p64s24d5.

Câu 22. Cấu hình electron của nguyên tử kẽm (Z = 30) là:

A. [Ar]3d104s2.                  B. [Ne]3d10.                  C. [Ne]3d104s2.             D. [Ar]3d24s24p6.

Câu 23. Cấu hình electron của nguyên tử mangan (Z = 25) là:

A. [Ar]3d54s2.                    B. [Ne]3d7.                   C. [Ne]3d54s2.               D. [Ar]4s24p5.

Câu 24. Cấu hình electron của nguyên tử coban (Z = 27) là:

A. [Ar]3d74s2.                    B. [Ne]3d6.                   C. [Ne]3d64s2.               D. [Ar]4s24p4.

Câu 25. Trong trường hợp nào dưới đây, X là khí hiếm:

A. ZX = 18.                        B. ZX = 19.                    C. ZX = 20.                    D. ZX = 16.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Phân dạng bài tập về cấu tạo vỏ nguyên tử - cấu hình electron môn Hóa học 10 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON