Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp nội dung Nội dung ôn tập chuyên đề axit – bazơ – muối môn Hóa học 10 năm 2021 sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.
1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1.1. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
Điều kiện xảy ra: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc chất khí.
Chất PƯ phải là chất tan (trừ PƯ của axit với muối).
1.2. Qui tắc xác định hợp chất tan – không tan
Hợp chất tan |
1. Tất cả các hợp chất chứa Na+, K+, NH4+ hoặc NO3- đều tan. |
2. Hầu hết các muối của halogen (Cl-, Br-, I-) đều tan trừ muối của Ag và Pb. |
|
3. Đa số các muối chứa SO42- đều tan trừ muối của Ca2+, Ba2+ và Pb2+. |
|
Hợp chất không tan |
4. Đa số các bazơ đều không tan trừ một số bazơ như LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2. |
5. Đa số các muối chứa SO32-, CO32-, PO43- đều không tan trừ muối của Na+, K+, NH4+ |
|
6. Đa số các muối sunfua (S2-) đều kết tủa trừ một số muối như Li2S, Na2S, K2S, CaS, BaS. |
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1. Cho các chất sau: BaO, Na2SO4, SO2, H2SO3, Fe2O3, P2O5, Mg(OH)2, HCl, Fe(OH)2, KCl, KHSO4, NaOH, H2SO4, H3PO4, NH4NO3.
(a) Phân loại các hợp chất trên thành oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ và muối.
(b) Gọi tên các hợp chất vừa phân loại.
Ví dụ 2.
(a) Cho các axit: H2SO4, H2S, HNO3, HCl, HBr, HI, HF, H3PO4, HClO, HClO4, H2SO3, HNO2, H2CO3, CH3COOH. Hãy phân loại các axit trên thành axit mạnh và axit yếu.
(b) Cho các bazơ: NaOH, Fe(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, NaOH. Hãy phân loại các bazơ trên thành bazơ tan và bazơ không tan (kết tủa).
Ví dụ 3. Cho các chất sau: NaOH, KCl, BaSO4, Mg(OH)2, CuCl2, Na3PO4, Cu(OH)2, PbSO4, (NH4)2CO3, Mg(NO3)2, Al2(SO4)3, Fe(NO3)3, CaCO3, Ca(OH)2, BaSO3, AgNO3, PbCl2, AgBr.
(a) Chất nào tan, chất nào không tan.
(b) Viết PTHH xảy ra giữa các bazơ tan ở trên với các muối tan (nếu có).
(c) Viết PTHH xảy ra khi cho các muối ở trên tác dụng với dung dịch HCl (nếu có).
Ví dụ 4. Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng trong các TH sau (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể):
(a) Trộn 300 ml dung dịch HCl 2M với 200 ml dung dịch NaOH 3M.
(b) Trộn 400 ml dung dịch HNO3 1M với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M.
(c) Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 1 M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M.
Ví dụ 5. Để trung hòa a gam dung dịch NaOH 10 % cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch X.
(a) Viết PTHH xảy ra và tính a
(b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X biết axit H2SO4 đã dùng có D = 1,2 g/ml.
3. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Câu 1. Phân loại và gọi tên các hợp chất sau: NaOH, SO3, MgO, FeCl2, HNO3, Cu(OH)2, CuO, Na2O, Ba3(PO4)2, CO2, Al2(SO4)3.
Câu 2. Cho các chất sau: Na3PO4, K2CO3, NH4NO3, (NH4)2CO3, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2, CuCl2, AgCl, AlCl3, MgSO4, K2SO4, BaSO4, CaCO3, MgSO3, Ba3(PO4)2, FeS, Na2S, ZnS. Chất nào là chất kết tủa?
Câu 3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
(1) ….Na + ….S →……….
(2) ….Al + ….Cl2 →……….
(3) ….CaO + ……….→….Ca(OH)2
(4) ……….+ ….H2O →….H2SO4
(5) ….SO2 + ….NaOH dư →……….……….
(6) ….FeO + ….H2SO4 loãng →……….……….
(7) ….Fe3O4 +………. →….FeCl2 + ….FeCl3 + ….H2O
(8) ….BaCl2 +………. →……….+ ….HCl
(9) ….Fe(OH)2 + ……….→….FeCl2 + ……….
(10) ……….+ ….NaOH →….Mg(OH)2 + ……….
(11) ….NaCl +………. →….AgCl + ……….
(12) ….Na2CO3 +………. →………. + ….CO2 + ….H2O
Câu 4. Nhỏ từ từ Na2CO3 vào lượng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí CO2 (ở đktc).
(a) Viết PTPƯ xảy ra và tính V.
(b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m.
(c) Sục V lít khí CO2 thu được ở trên vào nước vôi trong dư thu được x gam kết tủa. Tính x.
Trên đây là trích đoạn nội dung Nội dung ôn tập chuyên đề axit – bazơ – muối môn Hóa học 10 năm 2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!