YOMEDIA

Nỗi niềm những con người bị áp bức qua bài ca dao Nước non lận đận một mình

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu Nỗi niềm những con người bị áp bức qua bài ca dao Nước non lận đận một mình là bài văn mẫu được Học247 biên soạn và tổng hợp. Với bài văn mẫu này, các em sẽ hiểu được thân phận đáng thương của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến xưa. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Những câu hát than thân để nắm vững kiến thức cần đạt khi học tiết ngữ văn này hơn.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Nỗi niềm của người nông dân và người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
  • Giới thiệu bài ca dao

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2. Thân bài

  • Nội dung chính của bài ca dao
    • Than thân: Nói lên sự đắng cay, cơ cực, vất vả, gian truân của cuộc đời và thân phận người nông dân.
    • Phản kháng: Thể hiện thái độ bất bình, phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận, lên thác xuống ghềnh.
  • Ý nghĩa của hình ảnh thân cò và cò con
    • Thân cò và cò con: ẩn dụ nói về người nông dân/ người phụ nữ và con cái của họ.
    • Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ.
    • Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời.
    • Làm cả ngày lẫn đêm mà vẫn khổ cực “lên thác xuống ghềnh”
  • Nỗi niềm về cuộc sống gian nan của người nông dân
    • Lên thác xuống ghềnh: chỉ sự vất vả, gian nạn trong cuộc đời.
    • Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc không có lối thoát.
  • Lời ai oán
    • Lời ai oán của “thân cò” đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.
    • Cảnh đời trái ngang, loạn lạc, bể đầy ao cạn.

⇒ Tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy “cò con”.

⇒ Thân phận bé nhỏ, cuộc đời cơ cực, nhọc nhằm của ngươi lao động/ người phụ nữ.

3. Kết bài

  • Nỗi niềm của người nông dân/ người phụ nữ.
  • Phản kháng, lên án xã hội phong kiến.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Nỗi niềm của những con người bị áp bức qua bài ca dao sau:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Gợi ý làm bài:

Đêm dài nô lệ của dân tộc đã qua. Những kiếp người cơ hàn, những cảnh đời bi kịch khốn cùng vì cướp bóc, áp bức dưới chế độ phong kiến cũng không còn. Nhưng vẫn còn đó, những câu ca dao, bài ca dao phản ánh hiện thực đau lòng của một thời. Ai oán và bi thương, lòng ta không khỏi rưng rưng khi đọc những lời than vãn cho mình, cho người, cho số phận của đồng loại cùng chung chịu kiếp con cò - qua rất nhiều bài ca dao. Một trong số đó là bài ca dao than thân chan chứa đau đớn, xót xa:

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bỉ đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bót lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

 

Trên đây là bài văn mẫu Nỗi niềm của những con người bị áp bức qua bài ca dao Nước non lận đận một mình. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON